GIÁO DỤC CƠ BẢN
Trước khi nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949, giáo dục cơ bản ở Trung Quốc vô cùng lạc hậu. Vào năm 1946, năm đỉnh cao của sự phát triển giáo dục, với dân số vào hàng lớn nhất thế giới, cả nước chỉ có 1.300 trường mẫu giáo, 289.000 trường tiểu học và 4.266 trường trung học. Sau năm 1949, chính quyền địa phương và trung ương đã đặc biệt chú trọng tới giáo dục cơ bản và đầu tư rất nhiều về tài chính, nguồn nhân lực cũng như cơ sở vật chất cho giáo dục. Với việc áp dụng chính sách cải cách và mở cửa vào năm 1978, giáo dục cơ bản ở đất nước này đã bước vào một kỷ nguyên mới. Năm 1985, ủy ban Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã ban hành quyết định về Cải cách Cơ cấu Giáo dục, theo đó chính quyền địa phương các cấp cần có trách nhiệm với giáo dục cơ bản. Chính sách mới này là sự thúc đẩy đối với chính quyền địa phương, đặc biệt là các quận huyện và thị trấn. Năm 1986, Quốc hội đã ban hành ‘Luật Cưỡng bách Giáo dục của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa’, từ đó đặt giáo dục cơ bản trên một nền tảng pháp lý vững chắc. Đến năm 1993 ủy ban Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hội đồng Nhà nước đồng ban hành ‘Những Hướng dẫn về việc Cải cách và Phát triển Giáo dục ở Trung Quốc’, trong đó xác định rõ những phương hướng và những chính sách cơ bản cho việc phát triển giáo dục cơ bản cho đến thế kỷ thứ 21. Vào đầu năm 1999 Hội đồng Nhà nước đã phê chuẩn ‘Kế hoạch Hành động cho việc Phục hưng Giáo dục thế kỷ thứ 21’, do Bộ Giáo dục soạn thảo, đề ra việc thực hiện chiến lược ‘Làm cho Trung Quốc Hùng hậu bằng Khoa học, Công nghệ và Giáo dục’ và phác thảo việc phục hồi và phát triển giáo dục xuyên thế kỷ dựa trên ‘Luật Giáo dục của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa’. Đến tháng 6/1999 ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hội đồng Nhà nước đồng ban hành ‘Quyết định về Việc Đào sâu Cải cách Giáo dục và Đề cao Giáo dục Có Chất lượng’, nêu rõ phương hướng cho việc thành lập một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa sinh động với bản sắc Trung Hoa trong thế kỷ thứ 21.
Qua quá trình 50 năm kể từ ngày thành lập nước, việc giáo dục cơ bản đã có được những thành tựa to lớn. Đến cuối năm 1988, Trung Quốc đã có 181.400 trường mẫu giáo với tổng số học sinh là 24.030.300, 609.626 trường tiểu học với 139.538.000 học sinh, 63.940 trường cấp 2 với 53.630.300 học sinh, 13.900 trường cấp 3 với 9.380.000 học sinh và 1535 trường đặc biệt với số lượng học sinh là 358.400.
VIỆC QUẢN TRỊ GIÁO DỤC CƠ BẢN
Chính quyền trung ương tiến hành những hướng dẫn chung cho việc giáo dục cơ bản, giao việc quản lý hàng ngày cho các chính quyền địa phương. Bộ Giáo dục có trách nhiệm lập ra các loại luật lệ và quy định, các chính sách và kế hoạch chung, cùng với những yếu tố cơ bản trong hệ thống giáo dục; đồng thời với việc tạo ra những quỹ đào tạo giáo viên, quỹ giáo dục cho các vùng khó khăn và vùng sâu cùng với việc giám sát và hướng dẫn công việc giáo dục của các bộ phận ở địa phương.
Chính quyền cấp tỉnh có nhiệm vụ thi hành công tác giáo dục trong phạm vi địa phương của mình, trong đó có cả nhiệm là vụ thiết kế các kế hoạch phát triển và các kế hoạch giảng dạy cho các trường tiểu học và trung học, nhiệm vụ tổ chức đánh giá và công nhận việc hoàn thành cưỡng bức giáo dục, thành lập các quỹ đặc biệt để giúp học sinh khó khăn và học sinh các vùng sâu thiếu phương tiện học tập.
Chính quyền cấp huyện giữ nhiệm vụ chính trong việc tiến hành cưỡng bức giáo dục, trung đó có cả nhiệm vụ quản lý tài chính giáo dục, việc triển khai và quản lý lực lượng hiệu trưởng và giáo viên và việc hướng dẫn, chỉ thị cho các trường tiểu học và trung học hoạt động.
Chính quyền các khu tự trị có trách nhiệm tiến hành việc cưỡng bức giáo dục trong phạm vi điều hành của mình.
Nhà nước cũng động viên sự tham gia tích cực vào việc quản lý các trường tiểu học và trung học (kể cả các trường mẫu giáo) của tất cả các xóm phường trong xã hội để dần dần thành lập một hệ thống trường học trong đó nhà nước giữ nhiệm vụ chính và các xóm phường trong xã hội giữ vai trò tham gia. Các trường học được khuyến khích liên kết với những cơ sở địa phương gần đó, với ủy ban nhân dân của từng làng xã để tranh thủ sự quan tâm và hỗ trợ trong việc xây dựng nhà trường.
GIÁO DỤC MẪU GIÁO
Trung Quốc đã phát triển hệ thống giáo dục mẫu giáo theo nhiều cách khác nhau, bằng cách huy động nguồn lực của toàn xã hội. Trong khi nhà nước điều hành một số trường mẫu giáo; các cơ sở làm việc, những tổ chức xã hội và cả cá nhân cũng được khuyến khích mở trường. Các trường mẫu giáo ở đây được áp dụng theo phương thức kết hợp giữa giữ trẻ và giáo dục, đảm bảo cho các bé được phát triển về thể lực trí lực và đạo đức, có sự hài hòa giữa thể chất và tinh thần. Với việc chơi đùa là hoạt động chính, các trường mẫu giáo tạo được môi trường cho việc học hỏi và giúp trẻ cơ hội vận động và thể hiện những khả năng của mình.
Nhà nước đã triển khai các tiêu chuẩn và hệ thống thi cử cho các giáo viên mẫu giáo. Hiện nay ở Trung Quốc có 67 trường đào tạo giáo viên mẫu giáo, và việc giáo dục trẻ em như một lĩnh vực học tập trong các trường trung học hướng nghiệp đã được phát triển đáng kể. Những Quy định về việc Quản trị Các Trường Mẫu giáo, Những Quy định về Công việc của Trường Mẫu giáo, cùng với những loại luật lệ và quy định khác do nhà nước ban hành đã đưa ngành học mẫu giáo phát triển một cách khoa học và hệ thống.
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC
Hệ thống giáo dục tiểu học và trung học ở Trung Quốc bao gồm 3 cấp: tiểu học, sơ trung và cao trung, với thời gian học tổng cộng là 12 năm. Thời gian ở cấp tiểu học là 6 năm, cấp sơ trung là 3 năm và cấp cao trung là 3 năm. Cấp tiểu học và sơ trung nằm trong diện cưỡng bức giáo dục. Thường trẻ đến năm 6 tuổi có thể vào học tiểu học. Cấp sơ trung là phổ thông, học sinh sau khi tốt nghiệp tiểu học có thể vào thẳng sơ trung không cần phải thi tuyển. Học sinh tốt nghiệp sơ trung có thể vào cao trung qua một kỳ thi tuyển do chính quyền giáo dục ở địa phương tổ chức.
Kể từ khi ban hành Luật Cưỡng bức Giáo dục vào năm 1986, chính quyền địa phương các cấp đã tiến hành 9 năm giáo dục bắt buộc đối với trẻ em và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Khắp cả nước đã có gần 1.500 quận, huyện, thành phố đã triển khai chương trình giáo dục cưỡng bức 9 năm với 98,9% học sinh trong độ tuổi đăng ký vào tiểu học, là 94,3% trong số này đã theo học tiếp lên sơ trung (số liệu năm 1998). Cấp cao trung hiện nay rất phổ biến ở các thành phố lớn và vừa và ở các vùng biển, nơi kinh tế tương đối phát triển.
Ở các trường tiểu học và trung học, đạo đức, kỹ năng làm việc và giáo dục sau nhà trường đã được đưa vào, tạo cơ sơ tốt cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực toàn diện cho các học sinh.
Nhiều nỗ lực đã được tạo ra để hội nhập sự phát triển của giáo dục và sự nâng cấp chất lượng lao động với sự phát triển kinh tế địa phương cùng với sự tiến bộ về văn hóa và đạo đức và mức sống của người dân. Kết quả là sự phát triển giáo dục nông thôn và kinh tế địa phương đã được nâng lên. Hiện nay có hơn 95,2% các trường tiểu học, 87,6% các trường sơ trung và 71,5% các trường cao trung được đặt tại các thị trấn và các thôn làng. Từ năm 1995 đến năm 2000, Bộ Giáo dục và Bộ Tài chính đã tiến hành ‘Dự án Quốc gia về Cưỡng bức Giáo dục ở Các vùng Khó khăn’. Chính quyền trung ương đã tài trợ 3,9 tỉ Nhân dân tệ, cùng với 10 tỉ Nhân dân tệ từ các cấp chính quyền địa phương để cải thiện điều kiện trường học ở các vùng khó khăn này.
VIỆC GIẢNG DẠY
Năm học của các lớp tiểu học và trung học được chia thành 2 học kỳ. Năm học của cấp tiểu học bao gồm 38 tuần, cùng với l tuần dự phòng và 13 tuần cho các ngày nghỉ lễ và nghỉ hè. Năm học của cấp sơ trung bao gồm 39 tuần học cùng với 1 tuần dự phòng và 12 tuần cho nghỉ lễ và nghỉ hè. Năm học của cấp cao trung có 40 tuần học với 1 đến 2 tuần dự phòng và 10 hoặc 11 tuần dành cho nghỉ lễ và nghỉ hè. Tuần lễ học của các trường tiểu học và trung học có 5 ngày.
Kể từ mùa Thu năm 1993, các trướng tiểu học và trung học bắt đầu áp dụng một chương trình mới, trong đó các môn học được chia thành hai loại: loại môn học do nhà nước quy định và loại môn học do chính quyền địa phương cấp tỉnh quy định tùy vào thực tế và nhu cầu của từng địa phương.
Chương trình học của cấp cao trung bao gồm hai phần: các môn học và các hoạt động. Các môn học cũng được chia thành hai dạng: dạng bắt buộc và dạng tùy chọn. Các hoạt động bao gồm hoạt động ngoài lớp học và hoạt động thực hành.
Từ năm 1999 Bộ Giáo dục bắt đầu thiết kế hệ thống chương trình giáo dục cơ bản mới cho thế kỷ 21. Tất cả trẻ em 6 tuổi đều vào tiểu học, và ở những nơi chưa có đủ điều kiện có thể dời lại đến năm 7 tuổi. Ở những vùng cấp sơ trung đã trở thành thành phổ biến, tất cả học sinh tốt nghiệp tiểu học có thể vào thẳng sơ trung, không cần phải qua thi tuyển. Tuy nhiên, sau khi học hết sơ trung, các học sinh phải thi tuyển vào cao trung.
Qua giáo dục cưỡng bức, các học sinh phải dự các kỳ thi hoặc các kỳ kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm học trước khi tốt nghiệp. Ở cấp tiểu học, các môn tiếng Hoa và Toán là những môn phải thi, trong khi những môn còn lại thuộc diện kiểm tra. Ở cấp trung học, các môn thi tốt nghiệp tùy thuộc vào ban mà học sinh đó theo học, do nhà nước quy định, và những môn còn lại cũng thuộc điện kiểm tra.
GIÁO DỤC SAU NHÀ TRƯỜNG
Lễ Giáo dục sau nhà trường đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của các học sinh tiểu học và trung học. Với sự hợp tác của các bộ phận liên quan đến giáo dục, văn hóa, của công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản, ủy ban Bà mẹ và trẻ em, việc giáo dục sau nhà trường được tiến hành bởi sự hợp lực của các ban ngành trung ương có liên quan. Năm 1986, Hội nghị Quốc gia lần thứ nhất về Giáo dục Sau nhà trường được tiến hành, và đến năm 1991 là Hội nghị lần thứ hai, và sau đó là hàng loạt những quy định về giáo dục sau nhà trường đã được ban hành, giúp hướng dẫn thực hiện công tác này. Hiện nay có trên 10.000 tổ chức đã tham gia vào hoạt động này với lực lượng nhân sự làm việc loàn thời gian cho chương trình.
Sau giờ học ở nhà trường, học sinh có thể tham gia và các hoạt động khoa học, văn hóa và giải trí do các câu lạc bộ trẻ em, các trung tâm khoa học và công nghệ cho thiếu niên hay những cơ quan khác tổ chức.
Việc giáo dục sau nhà trường có thể được tiến hành qua các hoạt động ngoại khoá phong phú đầy màu sắc tùy theo độ tuổi và sở thích của học sinh, chẳng hạn như các hoạt động văn nghệ, các cuộc đua mô hình máy bay, thuyền và xe, các cuộc triển lãm về các phát minh nhỏ và các đồ thủ công mỹ nghệ, các cuộc sáng tác văn học, các buổi trại ngoài trời, nhằm mục đích hun đúc tính khí và ý chí cho học sinh.
SỰ PHÁT TRIỂN SÁCH GIÁO KHOA VÀ GIÁO CỤ
Sau ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, nhà nước bắt đầu quan tâm nhiều đến việc chuẩn bị và sản xuất các loại sách giáo khoa và các loại giáo cụ.
Năm 1992 đề cương giảng dạy của từng môn học đã được soạn thảo để hướng dẫn cho việc giảng dạy và soạn thảo các loại sách giáo khoa của chương trình 9 năm giáo dục cũng bức. Vì Trung Quốc là một nước quá rộng lớn với sự khác biệt về kinh tế và trình độ phát triển xã hội ở từng vùng khác nhau, điều dễ hiểu là có sự khác biệt rất lớn về điều kiện giữa các trường với nhau. Do đó cần có những bộ sách giáo khoa khác nhau để đáp ứng đúng cho từng địa phương với trình độ học sinh khác nhau và đặc trưng khác nhau của từng vùng. Chính vì lý do này, năm 1986 nhà nước đã áp dụng chính sách đa dạng hóa việc soạn thảo và xuất bản sách giáo khoa. Ở những vùng điều kiện cho phép, các cơ quan giáo dục địa phương, các học viện giáo dục, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và các giáo viên đều được khuyến khích soạn sách cho các môn học trong chương trình 9 năm cưỡng bức giáo dục. Kết quả là rất nhiều bộ sách giáo khoa được đưa ra áp dụng để thi thố với nhau, mang lại một sự thay đổi cơ bản so với lề lối cũ là chỉ một loại sách giáo khoa được áp dụng.
Đến năm 1998 có tới hơn 2.000 so sách giáo khoa dành cho các địa phương lựa chọn để giảng dạy tùy theo tình hình thực tế của họ. Ngoài ra, còn có rất nhiều những tài liệu tham khảo dành cho giáo viên, các sách minh họa, các tập bản đồ, các sơ đồ, phim đèn chiếu và tài liệu nghe nhìn được chế tạo để bổ trợ cho sách giáo khoa. Nhiều phần mềm vi tính cũng được soạn thảo cho việc sử dụng trong nhà trường.
Để đảm bảo chất lượng các loại sách giáo khoa và giáo cụ, một hệ thống kiểm tra và chuẩn y đã được thành lập. Tất cả các loại sách giáo khoa dạy các môn bắt buộc ở cấp tiểu học và trung học phải được ủy ban Kiểm tra và Chuẩn y Sách Giáo khoa Nhà nước kiểm tra trước khi cho xuất bản. Trong khi đó các loại giáo cụ trợ giảng với các hình ảnh địa phương được kiểm tra bởi ủy ban Kiểm tra và Chuẩn y Sách Giáo khoa cấp tỉnh.