Tài liệu: Trung Quốc - Con đường tơ lụa

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Vùng rộng lớn phía Tây Trung Quốc có thể đến được bằng con đường Tơ Lụa, mặc dù về mặt lịch sử con đường này chưa được gọi bằng cái tên đó cho đến khi mỗi nhà địa lý người Đức đặt ra cái tên thơ mộng đó vào khoảng cuối những năm 1800
Trung Quốc - Con đường tơ lụa

Nội dung

CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

            Vùng rộng lớn phía Tây Trung Quốc có thể đến được bằng con đường Tơ Lụa, mặc dù về mặt lịch sử con đường này chưa được gọi bằng cái tên đó cho đến khi mỗi nhà địa lý người Đức đặt ra cái tên thơ mộng đó vào khoảng cuối những năm 1800. Vào năm 200 sau Công nguyên, con đường xuyên lục địa này nối đế quốc La Mã với triều đình Trung Hoa. Việc giao thương trên con đường này được thực hiện bởi những thương nhân nước ngoài không thuộc về hai nước này.

            Trước khi người ta phát hiện ra đường biển đi đến Ấn Độ con đường Tơ Lụa là trục nối quan trọng nhất giữa Đông và Tây. Con đường buôn bán này bắt đầu ở Lạc Dương và Tây An (lúc đó gọi là Trường An), gặp sông Hoàng Hà rồi đi về phía Tây qua các sa mạc và những ngọn núi trước khi chia thành 3 ngả ở ốc đảo Đôn Hoàng. Những người đi đường cổ xưa đã để lại nhiều tư liệu lịch sử và những di vật vô giá.

LỊCH SỬ CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

            Được đặt tên vào giữa thế kỷ thứ 19 bởi người Đức tên và Baron Ferdinand von Richthofen, con đường Tơ Lụa lần đầu được một vị quan đời nhà Hán (Từ năm 206 đến năm 220 trước Công nguyên) đi qua trong một sứ mệnh ngoại giao với một số vùng phương Tây. Con đường Tơ Lụa là siêu xa lộ thông tin của thời đại đó, làm chức năng không những chỉ chuyển hàng hóa mà còn truyền tải kiến thức và tư tưởng giữa Đông và Tây.

            Sự hình thành Con đường Tơ Lụa

            Con đường Tơ Lụa bắt nguồn từ thế kỷ thứ hai trước Công nguyên cho mục đích quân sự và chính trị chứ không phải cho mục đích giao thương. Để tìm đồng minh chống lại sự xâm chiếm liên tục của quân Hung Nô, một vị quan theo mệnh của Hán Vũ đế đã đi về các xứ phương Tây. Nhưng trên đường đi viên quan này đã bị quân Hung Nô bắt và giam giữ suốt 10 năm. Sau khi thoát khỏi quân Hung Nô, viên quan tiếp tục cuộc hành trình và đi đến vùng Trung Á, trong khi đó những vị vua địa phương ở đây lại hài lòng với địa vị của mình và từ chối liên minh với vua nhà Hán. Mặc dù sứ mạng đã thất bại theo mục đích ban đầu của nó, những thông tin mà viên quan này nói về Trung Á với người Trung Hoa và nói về Trung Hoa với người Trung Á đã làm cho người của mỗi vùng ham muốn những loại hàng hóa sản xuất bởi vùng kia. Tơ lụa rất được người Ba Tư và người La Mã ưa chuộng đã mở cho việc mậu dịch trên con đường này.

            Nhưng trong khi con đường Tơ Lụa mới được hình thành, tơ lụa lại không phải là món  hàng chính. Triều đại nhà Hán thu lợi được rất ít từ nó, cho đến khi người La Mã bắt đầu cuồng tín vì tơ lụa thì mới có những mối lợi lớn. Người La Mã lúc đó đã thích tơ lụa đến mức đem vàng ra đánh đổi. Dưới thời nhà Đường có đến 30% việc mậu dịch trên con đường này là bằng tơ lụa.

            Đỉnh cao của Con đường Tơ Lụa

            Sự sụp đổ của nhà Hán vào đầu thế kỷ thứ 3 đã một thời làm cho con đường Tơ Lụa đi xuống. Tuy nhiên, sự đi lên của nhà Đường vào thế kỷ thứ 7 đã phục hồi việc thương mại và đến giữa thế kỷ thứ 8 thì con đường Tơ Lụa đạt đến đỉnh điểm của nó.

            Sự thịnh vượng của con đường này có nhiều nguyên nhân. Trên cơ sở tan rã của những triều đại trước, nhà Đường đã suy nghĩ kỹ về sự ổn định nội bộ cũng như sự phát triển kinh tế. Nhiều chính sách thuận lợi đã được tiến hành để kích thích và khuyến khích việc giao thương giữa Đông và Tây, dẫn đến việc mở rộng thị trường và sự phát triển nhanh chóng về mậu dịch trên con đường này.

            Trong khi đó, với sự lan tràn của nhiều tôn giáo trong phạm vi cả thế giới, ngày càng có nhiều đoàn truyền giáo đến phương Đông bằng con đường này. Với con đường Tơ Lụa như một siêu Xa lộ về thông tin, việc trao đổi tư tưởng lớn mạnh đến một tầm vóc chưa từng có. Và kết quả là nhà Đường may mắn hưởng được thời gian thịnh vượng nhất của con đường Tơ Lụa.

            Sự đi xuống của Con đường Tơ Lụa

            Sự sụp đổ của nhà Đường vào thế kỷ thứ 10 đã giáng một đòn chí tử vào việc mậu dịch trên con đường Tơ Lụa. Việc buôn bán ở đây lại càng đi xuống nặng nề hơn khi đến thế kỷ thứ 13 quân Mông Cổ xâm lược đã mở ra một kỷ nguyên của sự liên lạc thường xuyên và mở rộng giữa Đông và Tây. Sự liên lạc gia tăng này tạo ra nhu cầu về hàng hóa của châu Á ở  châu Âu. Và nhu cầu này cuối cùng đã mở ra việc tìm một con đường biển để đến châu Á.

            Việc phát hiện ra đường biển từ châu Âu sang châu Á vào cuối thế kỷ thứ 15 lại một lần nữa giáng một đòn đau vào con đường Tơ Lụa. Với chi phí ít hơn, ít phiền nhiễu và nguy hiểm hơn, nhiều mặt hàng và nguyên vật liệu không thể chuyển bằng con đường Tơ Lụa đã được chuyển đi bằng đường biển. Ngoài ra, người Ba Tư lại nắm được nghề nuôi tằm, từ đó việc nhập khẩu tơ lụa từ phía Đông bị giảm sút. 

            Kể từ đó sự thịnh vượng của con đường Tơ Lụa trên đà xuống dốc. Những đường phố sầm uất, những thành phố giàu có và những thành lũy vững chắc ngày nay đã bị chôn vùi trong sa mạc mênh mông. Và ngày nay người ta chỉ còn tìm lại được lịch sử huy hoàng của chúng trong những tàn tích đổ nát.

NHỮNG NGẢ ĐƯỜNG CỦA CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

Con đường Tơ Lụa của nhà Hán bắt đầu ở kinh đô Tràng An (nay là Tây An). Con đường này dẫn những nhà buôn đi về phía Tây qua tỉnh Tân Cương, rồi đến Đôn Hoàng. Đôn Hoàng là điểm tận cùng phía Tây của hành lang Hà Tây của tỉnh Tân Cương. Đó là một trong những thành phố nổi tiếng về lịch sử và văn hóa của Trung Hoa, và là một viên ngọc sáng trên con đường Tơ Lụa.

Khi con đường Tơ Lụa ra khỏi hành lang Hà Tây đến Xinjiang, nó chia thành 3 ngả. Ngả đường phía Nam chạy về hướng Tây qua phía Bắc chân núi Côn Lôn, và cuối cùng dẫn đến Pamirs và đến Ấn Độ hoặc chạy qua Afghanistan và vùng Trung Á nước Nga để đến bờ biển Địa Trung Hải hoặc Ả Rập. Ngả đường trung tâm chạy về hướng Tây qua phía Nam chân núi Thiên Sơn, rồi đến Pamirs và dẫn đến Mari ở Nga. Ngả đường phía Bắc chạy dọc theo phía Bắc chân núi Thiên Sơn, bắt đầu từ địa khu Cáp Mật chạy đến Turpan địa khu Thổ Lỗ Phiên, chạy tiếp về hướng Tây đến thung lũng sôngY Lệ và dẫn vào vùng Biển Đen.

Con đường Tơ lụa cổ xưa ở vùng Xinjiang đã đi qua những sa mạc hoang vu và uốn lượn trên những đỉnh núi phủ đầy tuyết. Đoạn đường này đầy rẫy khó khăn, trở ngại và nguy hiểm hơn những đoạn còn lại. Nhiều nền văn hóa cổ của cả phương Đông và phương Tây, kể cả những nền văn hóa đã bị hủy diệt, đã để lại dấu vết ở Xinjing. Mặc dù nhiều đoạn đường của con đường Tơ Lụa đã bị chôn vùi trong cát sa mạc, khí hậu khô ráo của địa phương đã giữ lại một cách tài tình những hiện trường và những di vật qua nhiều ngàn năm. Nhiều di vật vẫn còn tốt y như ở nhiều thế kỷ trước đây.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2295-02-633505263758172500/Du-lich/Con-duong-to-lua.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận