Tài liệu: Trung Quốc - Những hang động Mạc can

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Hang Mạc Can, hay còn được gọi là Hang Ngàn Phật, nằm trong bức vách đá ở núi Cát Phản Âm, khoảng 25 km về hướng Đông Nam của thành phố ốc đảo trong sa mạc Gô bi, vùng Đôn Hoàng.
Trung Quốc - Những hang động Mạc can

Nội dung

NHỮNG HANG ĐỘNG MẠC CAN

            Hang Mạc Can, hay còn được gọi là Hang Ngàn Phật, nằm trong bức vách đá ở núi Cát Phản Âm, khoảng 25 km về hướng Đông Nam của thành phố ốc đảo trong sa mạc Gô bi, vùng Đôn Hoàng. Những hang động bằng đá tổ ong này, qua hàng ngàn năm xây dựng, từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 14 và đánh dấu nghệ thuật đạo Phật, là nơi lưu trữ phong phú nhất thế giới các loại kinh, các bức tranh tường và các tác phẩm điêu khắc liên quan đến đạo Phật.

            Với chiều cao của nó, phức hợp hang động này có hàng ngàn hang. Có 492 hang động đã trải qua hàng ngàn năm thăng trầm, được bao phủ bởi 45.000 mét vuông tường hấp dẫn. Ngoài ra còn có 2.400 bức tượng và trên 250 hang dùng để ở Hầu như mọi hang đều có trưng bày những bức tranh màu sáng sủa về Phật và Quan âm Bồ tát, và những bức tranh khác về tôn giáo hoặc những hoạt động xã hội của các triều đại khác nhau.

            Những hang động được tạo trên vách đá này cung cấp một khối lượng khổng lồ các tài liệu để nghiên cứu về các mặt của đời sống xã hội như tôn giáo, nghệ thuật, chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, văn học, ngôn ngữ, âm nhạc, khiêu vũ, kiến trúc và y học thời Trung cổ ở Trung Hoa. Những di vật về văn hóa và nghệ thuật người ta đào được ở đây đã kích thích sự quan tâm của cả thế giới và ngày nay một môn học mới của thế giới được hình thành, gọi là Đôn Hoàng học.

            Những bức tranh tường ở đây có thể chia thành bảy loại, trong đó có những câu chuyện miêu tả tính từ thiện của Thích Ca Mâu Ni trong hiện thân trước đây của ngài, những câu truyện kinh tả sự đau khổ và kiếp luân hồi, những truyện thần thoại truyền thống Trung Hoa, và nhiều loại khác. Mặc dù các loại kinh kệ chủ yếu là của đạo Phật viết bằng các thứ chữ Hoa, Uygur, Tây Tạng, Turkic và những ngôn ngữ khác, các sách vở về Lão giáo và Khổng giáo cũng là một phần trong bộ sưu tập ở đây.

            Nhưng không may, do sự suy sụp và bất lực của các triều vua nhà Thanh, Những hang Mogao đã bị cướp bóc và hầu hết kho tàng đã bị các tên Aurel Stein, Paul Pelliot, Langdon Warner và Albert von Le Cop cướp đi hoặc trao đổi không công bằng. Sau đó những hiện vật này đã bị đưa sang Anh, sang Đức và những nước khác.

Theo sử sách, vào năm 336 một vị sư khi đi đến gần núi Cát Phản Âm và đột nhiên thấy những tia hào quang chiếu vào người mình giống như có hàng ngàn đức Phật đang tồn tại ở đó Ông liền đẽo hang đá đầu tiên để kỷ niệm sự kiện đó và thể hiện lòng tôn kính Phật. Sau đó những người hành hương và người đi đường bắt chước ông trong suốt cả ngàn năm. Dưới triều nhà Bắc Ngụy, những người hành hương cũng đẽo các hang đá sau những năm tháng nhiễu loạn để phản ánh thế giới niết bàn của thế giới vật chất đầy đau khổ. Hiện nay vẫn còn 40 hang đá của thời Bắc Ngụy. Dấu vết của đạo Phật Ấn Độ vẫn còn được thể hiện qua y phục, tóc và khuôn mặt của các bức tượng Phật. Những tác phẩm điêu khắc được khắc họa khéo léo của thời Ngụy có đầu lớn, mặt rộng, mũi to, môi mảnh, xương gò má cao và tóc quăn, cùng với khuôn mặt mảnh mai và thanh tao. Những bức tượng nữ thì có ngực cao. Các bức tượng Phật, Quan Âm và các môn đệ đều có nét thanh tao, bình thản, đối lập rõ ràng với vẻ hung tợn của quỉ dữ. Những bức họa của thời Ngụy thường vẽ lại những người đã trả tiền cho việc đục đẽo hang động, coi như người hầu của Phật, thường là cỡ nhỏ.

Trong thời kỳ ngắn ngủi của triều đại nhà Tùy, Những hang Mogao tiếp tục thịnh và đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ ảnh hưởng nước ngoài và chuyển sang kiểu cách nội địa của vùng trung tâm Trung Hoa. Hiện nay còn 78 hang động đời Tuỳ. Những pho tượng làm vào thời đó đến nay còn tốt hơn và quy cách hơn sơ với thời Ngụy. Mặt bầu bĩnh hơn, dái tai dài hơn, y phục được choàng lơi lỏng hơn và sự những đối xứng ở phần thân trên trong các tượng Phật là nét đặc trưng điển hình của thời Tùy. Những chiếc hoa sen và những hoa văn cân đối thường được dùng để trang trí trên trần hang.

Đến đời nhà Đường, những hang động ở đây có một thời huy hoàng nhất. Hiện nay còn hơn 220 hang động đời Đường. Những hang động này phản ánh thành tựu cao nhất về nghệ thuật. Hầu hết các hang đều hình vuông và có ba bậc để đặt các pho tượng lớn; những pho tượng này dần dần bị sao lãng hơn những bức tranh, nhưng lại thành công hơn về mặt nghệ thuật: nét nhẹ nhàng thanh thoát và có vẻ thực tế hơn. Các tượng Phật trở nên ít phân biệt với người thường và mang đồ trang sức, đồng thời trang phục giống như người quý tộc đời Đường. Các bức tranh tường vẽ nhiều hơn những câu chuyện về đức Phật, và lần đầu tiên xuất hiện cảnh những người quý tộc đi thuyền.

Đến thời Ngũ Đại thì không còn chỗ để đục hang mới trên vách đá nữa, một số hang được mở rộng hoặc sơn lại. Kết quả là những bức tranh cũ được phát hiện nằm dưới những bức tranh mới.

Nhiều hang được phục chế vào thời Nguyên. Những bức tranh tường vẽ những hình tròn và hình ảnh các vị bồ tát. Một số hang được trang trí theo kiểu Tây Tạng. Trong triều đại này không có sự phát triển gì về nghệ thuật. Đến triều nhà Minh thì Đôn Hoàng có một thời bị bỏ quên và những hang động này chìm trong cát bụi sa mạc Gô bi, cho đến khi một tu sĩ đạo Lão phát hiện lại khu hang động này vào đầu thế kỷ thứ 19.

Quốc kỳ Trung Quốc

Bản đồ Trung Quốc

Bức bình phong Cửu long

Một góc chiếc thuyền bằng đá ở Trung Quốc

Sinh viên tốt nghiệp ở Trung Quốc

Y phục theo truyền thống dân gian Trung Quốc

Toàn cảnh Đại học Hồng Kông Trung Quốc

Ngân hàng Trung Quốc 

Bến cảng Kowloon

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2295-02-633505252483953750/Du-lich/Nhung-hang-dong-Mac-can.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận