Tài liệu: Trung Quốc - Vạn lý trường thành

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Vạn Lý Trường thành, tượng trưng cho nền văn minh cổ của Trung Hoa, là một trong những công trình nổi tiếng nhất thế giới
Trung Quốc - Vạn lý trường thành

Nội dung

VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH

Vạn Lý Trường thành, tượng trưng cho nền văn minh cổ của Trung Hoa, là một trong những công trình nổi tiếng nhất thế giới. Nó cách Bắc Kinh khoảng 75 km về hướng Tây Bắc. Điểm cao nhất ở Balading khoảng 800 mét trên mặt nước biển.

Việc xây đựng bức tường thành này bắt đầu từ thời Chiến Quốc (476 - 221 trước Công nguyên). Đầu tiên, tường được xây dựng tại những điểm chiến lược bởi nhiều nước để bảo vệ biên giới phía Bắc của họ. Đến năm 221 trước Công nguyên, sau khi hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Tần thống nhất đất nước, ông đã quyết định nối các bức tường này tại và nối dài thêm.

Theo sử sách ghi lại, khoảng l triệu người, tức là một phần năm dân số Trung Hoa thời  đó đã tham gia vào việc xây dựng bức tường thành này, thời gian mất hơn mười năm. Đến nay thiên nhiên đã phá hủy hầu hết bức tường này.

Bức Vạn lý Trường thành mà ngày nay chúng ta viếng thăm được xây dựng vào thời nhà Minh ở thế kỷ thứ 16. Nó trải dài từ đèo Thượng Hải đến tỉnh Tân Cương. Tổng chiều dài của bức tường này là hơn 6.700 km. Có rất nhiều điểm quan trọng về mặt chiến lược dọc theo bức tường thành này. Các pháo đài được xây dựng tại các điểm chiến lược này. Các tháp đèn hiệu được xây đựng ở cả hai bên tường tại những điểm cao. Khi phát hiện kẻ thù, lửa hiệu sẽ được đốt trên tháp để làm dấu hiệu báo động.

Trước triều nhà Minh, tường được xây chủ yếu bằng đất và đá hòn. Dưới thời nhà Minh, hầu hết các đoạn được xây bằng gạch và đá tảng. Chẳng hạn như đoạn gần Bắc Kinh gồm những tảng đá lớn và những viên gạch lớn được kết nối bằng đất và đá hòn. Đoạn này cao khoảng 6 - 7 mét.

Cứ cách khoảng đều nhau ở phía Nam của bức tường thành lại có cổng với các bậc đá dẫn lên chỗ cao nhất của tường thành. Trên mặt tường thành được lát bằng ba hoặc bốn lớp gạch lớn. Mặt tường thành rộng từ 4 đến 5 mét. Đủ chỗ cho 5 con ngựa chạy song song. Dọc theo tường có các công sự, tường chắn có lỗ châu mai được xây bằng gạch và có những pháo đài, tháp canh cách khoảng đều nhau.

Tường thành chạy qua núi và các khe. Việc xây dựng dọc theo các dốc dựng đứng trong điều kiện khắc nghiệt và điều cực kỳ khó. Nhiều tảng đá dài đến 2 mét và nặng đến tấn. Tất cả đá, gạch và vôi đều phải được đem lên núi bằng sức người. Đất và gạch được chuyển lên bằng tay hoặc chở trong giỏ do lừa hoặc dê kéo. Những tảng đá lớn được đưa lên sườn núi bằng trục lăn và tời kéo. Người ta nhẩm tính rằng lượng gạch và đá để xây Vạn Lý Trường thành đủ để xây một bức tường cao 5 mét và dày 1 mét vòng quanh thế giới. Đoạn gần Bắc Kinh là phần được bảo quản tốt nhất của bức tường thành. Một vài chỗ đã được tái thiết kể từ năm 1949. Bức Vạn lý Trường thành này đã được đưa vào danh sách của nhà nước, là một trong những công trình kiến trúc lớn cần được bảo quản. Bức tường này chạy dài 629 km trong phạm vi khu vực Bắc Kinh. Có hơn 100 km đã được bảo quản tốt và hai đoạn đã được phục hồi cho du khách trong nước và nước ngoài đến chiêm ngưỡng.

Bức Vạn lý Trường Thành là một sáng tạo lớn của nhân dân Trung Hoa cổ đại. Nó đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc đưa vào danh sách di sản thế giới.

ĐOẠN MUTLANYU

Những khách du lịch Trung Quốc và nước ngoài rất quen thuộc với đoạn Bát Đạt Lãnh, nhưng lại không biết rõ đoạn Mutianyu của bức tường thành ở huyện Hoài Nhu cách Bắc Kinh 79 km. Thung lũng Mutianyu ở huyện Hoài Nhu ngoại thành thành phố là một điểm chiến lược đến độ ở đây có giao tranh thường xuyên trong suốt lịch sử Trung Hoa.

Bức tường đầu tiên trong khu vực này được xây khoảng 1400 năm về trước. Việc xây dựng bức tường hiện tại bắt đầu từ đời nhà Minh (1368 - 1644) và phải đến thế kỷ thứ 15 mới hoàn tất. Những ngọn núi quanh thung lũng có rừng rất rậm, trong đó có nhiều con suối thiên nhiên và cây lá đẹp. Trong quá khứ, đây là điểm quân sự trọng yếu, ngày nay đoạn tường này là một nơi thú vị để đến thăm.

Năm 1988, ông Albrecht Woeste, chủ tịch của Ủy ban Henkel Shareholders của Đức đã trao tặng 300.000 Đức Mã (187.500 USD) và một số sản phẩm về hóa chất trị giá 200.000 Đức Mã ( 125.000 USD) để giúp Bắc Kinh phục hồi lại đoạn Mutianyu dài 747 mét của bức tường thành. Công trình chiếm mất 5 năm và hoàn tất vào năm 1993. Chính quyền thành phố Bắc Kinh đã tặng cho vị người Đức này một viên gạch cổ của Vạn lý Trường thành và xây bảng để kỷ niệm sự giúp đỡ này.

ĐOẠN SIMATAI

Đoạn Simatai, cách Bắc Kinh 110 km, có 135 vọng gác. Đoạn tường dài 19 km này rất nguy hiểm khi trèo lên, nhưng rất ngoạn mục khi ngắm nhìn vì nó uốn khúc lên xuống lên  những đỉnh núi mà những đỉnh núi này trông giống như cắt ra bởi một chiếm rìu khổng lồ. Vọng gác Wangjinglou ở trên sườn núi cao 986 mét là đỉnh của đoạn Simatai và cũng, chỗ nguy hiểm nhất để đến, vì khách phải đi qua một con đường chưa được sửa chữa, kể cả 'cầu thang' và 'cầu vượt' .

'Cầu thang' là một dốc đứng khoảng 60 - 70 độ, khách phải bò lên bằng tay và đầu gối và phải rất cẩn thận. Còn 'cầu vượt, là một đoạn đường khoảng 100 mét với bề ngang chưa đến 1 mét đi qua một vực sâu 500 mét. Không có gì để nắm tay cả, chỉ một trận gió nhẹ cũng đủ làm cho khách run lên vì sợ hãi. Vì sự nguy hiểm trong việc đến Wangjinglou, ngày nay chỉ có ít người đã từng đặt chân lên tháp.

ĐOẠN GUBEIKOU

Với độ dài tổng cộng là 21 km, đoạn Gubeikou nằm ở phía Đông Bắc Bắc Kinh, cách trung tâm thành phố 128 km. Đoạn tường này được xây dựng lần đầu vào năm 1368 và sau đó được một viên tướng nhà Minh mở rộng vào năm 1567. Nó vẫn còn giữ nguyên vẻ nguy nga, mặc dù một phần đã bị vỡ do pháo Nhật bắn vào trong cuộc kháng chiến từ năm 1937 đến 1945.

Đoạn tường này leo trên núi với độ cao từ 400 mét đến 900 mét. Khác với những đoạn tường kia, đoạn này có độ  rộng rất khác nhau, với phần rộng nhất có thể chứa 5 con ngựa chạy song song, còn phần hẹp nhất chỉ một người đi lọt. Một con đường dẫn đến đoạn tường đã được xây dựng cho du khách. Có nhiều di vật đã được đào tại đây, gồm có mũi tên, súng bằng tre, cối xay và đao bằng đá. Những đi vật này đã được trưng bày như một phần thu hút du khách.

Ủy ban Trùng tu Vạn Lý Trường thành, với sự tài trợ của năm tờ báo ở Bắc Kinh và Văn phòng Quản trị Bát Đạt Lãnh, đã được thành lập tại Bắc Kinh và bắt đầu cuộc vận động vào tháng 7 năm 1984. Đến tháng 9 năm 1986, những nhà tài trợ Trung Quốc và nước ngoài đã đóng góp được gần 10 triệu Nhân dân tệ (2,7 triệu USD) để xây dựng lại Vạn lý Trường thành. Ngoài ra, nhiều nhà tài trợ đã đóng góp các tác phẩm nghệ thuật như thư pháp, tranh vẽ và tượng điêu khắc cho cuộc vận động. Theo như lời hứa của các nhà tài trợ trong cuộc kêu gọi, những nhà đóng góp chính sẽ được khắc tên lên các bảng đặt tại Bát Đạt Lãnh và Mutianyu. Trong số tiền đóng góp sẽ trích ra 1 triện Nhân dân tệ (270.000 USD) để xây dựng Nhà Bảo tàng Vạn lý Trường thành tại Bát Đạt Lãnh.

SÔNG LI

Bắt nguồn từ núi Mao’er ở huyện Tân An phía Đông Bắc Quế Lâm, sông Li chảy về phía Nam khoảng 437 km, và cuối cùng gặp sông Tây Giang ở Vũ Lăng. Nó lấy làm kiêu hãnh về một vùng phong cảnh đẹp nhất Trung Quốc và thu hút hàng ngàn du khách đến viếng.

Đoạn dài 83 km từ Quế Lâm đến huyện Dương Sóc là đoạn chính của sông Li, được trang điểm với những ngọn đồi chập chùng, những vách đá dựng đứng, những hang động kỳ, những chiếc thuyền ung dung và những hàng tre nối tiếp. Cả con sông có thể chia thành 3 đoạn: đoạn từ Quế Lâm đến Ox Gorge, đoạn từ Ox Gorge đến làng Giọt Nước và đoạn từ làng Giọt Nước đến huyện Dương Sóc.

ĐOẠN TỪ QUẾ LÂM ĐẾN OX GORGE (46 KM)

Sau khi dong thuyền ra khỏi thành phố Quế Lâm, du khách đến đồi Vòi Voi và đối Chùa. Đi dọc dòng sông một đoạn nữa, phía Đông là hai ngọn đồi tên là Chuanshan, và ngọn đồi Gà Chọi nằm chắn trước mắt với một hang động có hình mặt trăng có dạng như hai con gà đang chọi nhau. Về phía Nam, đồi Thanh Bình đập vào mắt bạn, thanh lịch và đơn giản, trông giống như một chiếc bình úp xuống nước.

Tiếp tục đi từ đồi Thanh Bình xuống, ở hai bên bờ gần thị trấn Daxu, có những bướu đất mọc dựng đứng, nổi tiếng là ‘Rừng của những mũi đất kỳ lạ’. Đó là vùng đá vôi điển hình ở Quế Lâm. Ở nơi sông Li gặp sông Liangfeng có đồi Cha Con. Hai hòn đá giống hình người trên đồi đã tạo ra truyền thuyết là người đàn ông từ chối đóng thuyền cho chủ, đã vào ở với con trong một hang đá.

Phía Nam đồi Cha Con là đồi Đá Cối Xay, nơi có bến tàu với công suất đưa 3.000.000 người mỗi năm. Từ bến tàu này đi tiếp về hướng Nam, qua vùng Cửu Long Quẫy nước là đến Ox Gorge.

ĐOẠN TỪ OX GORGE ĐẾN LÀNG GIỌT NƯỚC (17 KM) .

Sau khi qua khỏi Ox Gorge, dòng nước trở nên bình lặng hơn và rộng hơn trước. Hòn Vọng Phu, một hòn đá có hình dạng người đứng trên bờ Tây sông Li là cảnh đầu tiên của đoạn này. Đi về phía Nam khoảng 29 km từ Quế Lâm, là làng Caoping nơi có hang động Vương Miện nổi tiếng. Tiếp tục đổ về phía Nam khoảng 10 km nữa là ‘Bến phà Một bên’. Khác với những bến phà bình thường, các bến phà của hai làng này ở cùng một bên bờ sông. Đi tiếp nữa bạn sẽ thấy một nhóm những mỏm đá với nhiều hình dạng khác nhau nhô lên trên mặt nước.

Đi theo dòng rồi quẹo tay phải là Bãi Lụa Vàng, nơi đẹp nhất để ngắm bóng phản chiếu trên mặt nước. Thị trấn Hưng Bình là nơi chấm đứt đoạn thứ hai.

ĐOẠN TỪ LÀNG GIỌT NƯỚC ĐẾN HUYỆN DƯƠNG SÓC (20 KM)

Đồi Ốc Sên, với một dải đất chạy theo hình xoắn ốc từ chân lên đỉnh, nằm ở gần sông Li, trông giống như một cơn ốc sên khổng lồ. Đi qua khỏi đây là đến huyện Dương Sóc, điểm cuối của cuộc hải trình trên sông Li. Khoảng 2 giờ sau thuyền sẽ đến gần huyện Dương Sóc. Một ngọn đồi có hình đầu rồng nằm cạnh dòng sông chào đón du khách.

Huyện Dương Sóc là một thị trấn làm say đắm khách đến thăm, với nước trong vắt, những ngọn đồi, mô đất cỏ cây xanh tươi và các hang động ngoạn mục tạo thành một hoạt cảnh bắt mắt. Đỉnh Sen Xanh, đồi Học Trò và rặng Sư tử Tuyết làm tăng thêm vẻ hấp dẫn cho thị trấn này. Thảo nào người ta thường nói ''Quế Lâm có cảnh đẹp nhất Trung Quốc, và huyện Dương Sóc là phần đẹp nhất của Quế Lâm''. Thời gian phù hợp nhất để đi chơi trên sông Li và vào mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Thường thì du khách lên thuyền ở Quế Lâm vào buổi sáng và đến huyện Dương Sóc vào buổi chiều. Những nhánh du lịch ở địa phương có nhiều xe buýt để đưa khách trở lại Quế Lâm sau chuyến đi dạo trên sông.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2295-02-633505244490047500/Du-lich/Van-ly-truong-thanh.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận