THẠCH LÂM
Thạch Lâm, có nghĩa là rừng đá, là một trong những cảnh nổi tiếng nhất Trung Quốc, tọa lạc tại quận tự trị Lộ Nam của dân tộc Yi, phía Nam Côn Minh khoảng hơn 100 km. Thực tế, đây là một tập hợp lớn của những cột đá màu xám, bị nước mưa chia cắt và ăn mòn thành những dạng thật kỳ lạ. Chiếm diện tích khoảng 350 km2, vùng này bao gồm những rừng đá lớn và nhỏ, cùng với những thắng cảnh khác như Nguyệt Hồ, Rừng đá ngầm trong hang Zhiyun. Từ thời nhà Minh, Thạch Lâm đã là một trong những thắng cảnh nổi tiếng ở Trung Quốc.
Với hình dạng của những ngôi chùa, những bức tường, cây cột thanh kiếm hay thú vật, một số lượng rất lớn những cột đá vôi dựng đứng nằm rải rác đó đây, trong số đó có một hòn được khắc dòng chữ ‘Thạch Lâm’ tạo thành một khung cảnh kỳ diệu. Có độ cao từ khoáng 2 mét đến khoảng 30 mét, những cột đá này nhìn từ xa giống như một khu rừng rậm. Đi lòng vòng xung quanh những cột đá này bạn sẽ thấy giống như mình đang lạc vào mê lộ.
Những điểm chính của Thạch Lâm gồm có hồ Kiếm Đỉnh, hồ Ngọc Bích, đỉnh Liên Hoa, Đại Thạch Lâm, Trường Hồ, Nguyệt Hồ....
Ngay khi vừa bước vào khu ‘rừng’, hồ Kiếm Đỉnh sẽ đập ngay vào mắt bạn, với màu nước tinh khiết của ngọc đổi màu. Đứng tựa vào hàng rào đỏ của hồ bạn có thể thưởng thức quang cảnh kỳ lạ của vô vàn những đỉnh đá với hàng ngàn hình dáng khác nhau, tất cả đều tuyệt vời và ngoạn mục, cùng với những đàn cá vàng quẫy đuôi trong hồ. Đi một vòng, vô số những đỉnh đá, cột đá, hoa đá nền đá, dòng đá chảy kỳ dị hiện ra liên tiếp sẽ làm cho bạn cảm thấy mình đang ở trong một vương quốc chỉ có trong truyện thần tiên.
Sự tráng lệ của khung cảnh ở đây còn được tăng cường bởi tập quán của người địa phương Sani, một nhánh của dân tộc Yi. Người Sani chăm chỉ, tự nhiên và hiếu khách, và tất cả các cô gái Sani đều giỏi quay tơ, dệt vải và thêu thùa. Người đang, nhất là những người trẻ, đều hát và múa rất hay. Hàng ngày vào lúc hoàng hôn, trai gái tụ tập ở sân làng với nhiều tiết mục đầy màu sắc. Những chàng trai lấy một loại đàn ba dây trong khi những cô gái múa quay cuồng trong tiếng trống.
Một lễ hội hấp dẫn nhất của người Sang là lễ hội Rước Đuốc được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 Âm lịch hàng năm. Trong ngày này cả vùng Thạch Lâm tràn ngập không khí hội hè. Những cuộc biểu diễn truyền thống như đánh vật, đấu bò được tổ chức trong rừng. Khi mặt đất được bao phủ bởi bóng đêm, những thanh niên cầm đuốc trên tay và chạy theo,các cô gái để đề nghị xin cưới trong ánh sáng của những ngọn đèn lồng đủ màu sắc. Truyền thống này đã có từ nhiều năm và ngày nay nó càng kỳ lạ hơn đối với du khách.
Về việc hình thành rừng đá, truyền thuyết nói rằng những vị thần bất tử đã đập nát một quả núi để tạo thành một mê hồn trận cho những người yêu nhau tìm chốn riêng tư. Trong khi đó, về hiện tượng độc đáo của Thạch Lâm, khoa học hiện đại đã có câu trả lời hợp lý. Theo những nghiên cứu và xác minh của các nhà địa chất, Thạch Lâm là phần mở rộng biển trong kỷ Các bon cách đây 270 triệu năm. Sau đó biển rút xuống vì sự di chuyển của vỏ trái đất và những tảng đá vôi ở đáy biển trồi lên, tạo thành vùng này. Qua thời gian, những tảng đá bị bào mòn và những khe nứt lớn dần ra, và cuối cùng đã tạo thành những nhóm cột đá mà nhìn từ xa người ta tưởng như rừng rậm.