Tài liệu: Trung Quốc - Giáo dục nâng cao

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Sau khi thành lập nước, sự cải tổ và phát triển của hệ thống giáo dục nâng cao ở Trung Quốc đã có những thành tựu đáng kể.
Trung Quốc - Giáo dục nâng cao

Nội dung

GIÁO DỤC NÂNG CAO

            Sau khi thành lập nước, sự cải tổ và phát triển của hệ thống giáo dục nâng cao ở Trung Quốc đã có những thành tựu đáng kể. Một hệ thống với nhiều hình thức khác nhau, trải ra trong tất cả ngành học cơ bản, kết hợp cả giáo dục cấp bằng và giáo dục cấp bằng, giáo dục đại học và giáo dục sau đại học đã được hình thành.

            Năm 1998 Trung Quốc có tất cả 1984 các cơ sở giáo dục nâng cao. Từ 1990 đến 1998 số sinh viên cao đẳng và đại học đã là tăng 67% từ 3.729.000 lên 6.231.000, và số sinh viên đã tốt nghiệp tăng 114%, từ 93.000 lên 198.800. Các kỳ thi tổ chức cho các sinh viên tự học, các hình thức giáo dục không cấp bằng và các loại hình giáo dục khác cũng gia tăng đáng kể.

SỰ CỦNG CỐ GIÁO DỤC NÂNG CAO

            Từ cuối thập kỷ 1980 đến đầu thập kỷ 1990, đã có một sự bất cập trong lãnh đạo, chi phí giảng dạy và nhiệt tình của giáo viên cũng như sinh viên. Kết quả là khuynh hướng đi xuống đã, thể hiện trong lĩnh vực giảng dạy. Để chấm dứt tình trạng này, Hội đồng Giáo dục Nhà nước trước đây đã phải có những biện pháp tích cực và những chỉ đạo về mặt điều hành và chiến lược. Theo kế hoạch của Hội đồng Giáo dục Nhà nước, các cơ quan lãnh đạo về giáo dục các cấp đã nhiệt tình thực thi các chính sách và biện pháp ngõ hầu ngăn chặn tình trạng  xuống cấp giáo dục trong từng khu vực, từng bộ phận. Tất cả những nỗ lực đó đã chặn đứng được tình trạng khủng hoảng và đưa công tác giảng dạy phát triển theo chiều hướng tốt.

THÀNH CÔNG BƯỚC ĐẦU CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NĂNG KHIẾU

            Hội đồng Giáo dục Nhà nước đã quyết định thành lập các cơ sở đào tạo năng khiếu đối với những môn học cơ bản và các cơ sở huấn luyện cho việc giảng dạy các môn cơ bản. Đến cuối năm 1998, có 84 cơ sở đào tạo năng khiếu về các môn khoa học tuy nhiên, 51 cơ sở về các môn nghệ thuật, 45 cơ sở về các môn kỹ thuật và 13 cơ sở về các môn kinh tế đã lần lượt được thành lập. Những cơ sở này đã thu hút rất nhiều học sinh tốt nghiệp phổ thông, từ đó chất lượng sinh viên đã được nâng lên rõ rệt. Các cơ sở này đã giành được sự ủng hộ cao độ của các cơ sở giáo dục nâng cao.

SỰ TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC VĂN HÓA CỦA CÁC SINH VIÊN ĐẠI HỌC

            Năm 1995, Hội đồng Giáo dục Nhà nước vạch ra kế hoạch tăng cường giáo dục văn hóa cho các sinh viên đại học. Theo kế hoạch này, chất lượng về đạo đức và lý tưởng, chất lượng về văn hóa, chất lượng về chuyên môn cũng như chất lượng về thể lực và tâm lý được kết hợp với nhau một cách hữu cơ. Có 52 cơ sở giáo dục nâng cao đã vào cuộc. Những cơ sở này đã áp dụng nhiều biện pháp như định ra những danh sách đọc thêm bắt buộc củng cố việc dạy trên lớp của giáo viên, tổ chức các cuộc diễn thuyết và các loại hình sinh hoạt văn hóa để tăng cường cho sự phát triển của chương trình. Sau 3 năm tiến hành, Bộ Giáo dục đã phê chuẩn cho 32 ‘Cơ sở Tăng cường Giáo dục Văn hóa cho Sinh viên’ có thành tích thể hiện triệt để các yêu cầu của chương trình.

SỰ THÀNH LẬP HỆ THỐNG QUẢN LÝ VĨ MÔ VỀ GIÁO DỤC NÂNG CAO

Năm 1993, Cục Giáo dục Nâng cao thuộc Hội đồng Giáo dục Nhà nước trước đã kia đã bắt đầu nghiên cứu một kế hoạch về đánh giá việc giảng dạy.

Với mục tiêu là giúp các cơ sở giáo dục nâng cao xác định được lý tưởng của nhà trường, cải tạo điều kiện của nhà trường, nâng cấp việc giảng dạy, đào sâu quá trình cải cách giảng dạy, tăng cường quản lý và dần dần thiết lập và hoàn thiện hệ thống tự phát triển ngõ hầu liên tục cải tiến chất lượng giảng dạy và làm tăng cường hiệu quả nhà trường, việc đánh giá công tác giảng ở cấp đại học gắn liền với nguyên tắc ‘xúc tiến việc cải cách đánh giá và tổ chức, gắn liền việc đánh giá với tổ chức trong đó nhấn mạnh vào việc tổ chức’.

Có ba mức đánh giá. Mức thứ nhất là mức đánh giá đạt yêu cầu đối với các trường đại học có cơ sở yếu và quá trình giảng dạy đại học còn ngắn. Mức thứ hai là mức đánh giá xuất sắc đối với những trường có cơ sở tốt, mức giảng dạy cao và quá trình giảng dạy lâu năm. Mức thứ ba là mức trung bình dùng để đánh giá những trường ở giữa hai mức trên. Kể từ năm 1994 có 146 cơ sở giáo dục nâng cao với cơ sở còn yếu và quá trình giảng dạy ngắn đã từng bước đạt nức đạt yêu cầu và 10 trường đại học trọng điểm đã đạt mức xuất sắc. Phong trào đánh giá việc giảng dạy đã tạo được tiếng vang tốt trong giới quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục nâng cao, đồng thời đóng một vai trò quan trọng trong việc xúc tiến chất lượng giảng dạy.

SỰ CẢI TIẾN ĐIỀU KIỆN NHÀ TRƯỜNG

Với việc đào sâu cải cách giáo dục, việc đầu tư thiếu thốn sẽ là một trở lực. Để giải quyết vấn đề này, các cấp lãnh đạo giáo dục và các cơ sở giáo dục nâng cao đã tích cực tìm kiếm những biện pháp làm tăng cường chi phí cho giáo dục và cải thiện tình hình trương lớp. Hiện nay, Dự án Nợ vay Ngân hàng Quốc tế sẽ đưa vào 70 triệu đô la để cải thiện tình trạng các phòng thí nghiệm của các khóa học cơ bản tại các cơ sở giáo dục nâng cao. Chính quyền địa phương các cấp cũng đã có những biện pháp nghiêm túc trong việc đầu tư cho các cơ sở giáo dục nâng cao tại địa phương của mình nhằm nâng cấp môn học, cơ sở giáo trình, phòng thí nghiệm và thư viện.

VIỆC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG GIẢNG DẠY

Từ cuối thập kỷ 1980 đến đầu thập kỷ 1990, vấn đề thiếu giáo viên và chất lượng yếu kém đã là một đề tài nổi bật trong lực lượng giảng dạy ở các cơ sở giáo dục nâng cao. Để khắc phụ tình trạng này, các cơ quan lãnh đạo giáo dục các cấp và những cơ sở giáo dục nâng cao đã phải áp dụng nhiều chính sách và tập trung tất cả mọi biện pháp. Sau 10 năm nỗ lực không ngừng, tất cả những vấn đề này đã cơ bản được giải quyết.  

Với sự bổ sung các giáo viên trẻ cấu trúc về độ tuổi của các giáo viên cũng được điều chỉnh. Một số lớn những giáo viên trung niên và giáo viên trẻ đã dần dần tự phát triển thành lực lượng xương sống trong việc giảng dạy và nghiên cứu.

Những chính sách về đề bạt đã được thực hiện và cấu trúc giáo viên từ đó cũng thay đổi. Số lượng giáo viên chính quy đã gia tăng từ 99.500 năm 1991 lên 152.600 năm 1998.

Số lượng tiến sĩ và cao học được tuyển chọn và giữ lại tại trường cũng gia tăng, từ đó cấu trúc về bằng cấp của giáo viên cũng thay đổi. Tỉ lệ các giáo viên có bằng tiến sĩ và cao học đã gia tăng từ 18,04% năm 1991 lên 27,78% năm 1998.

Kiến thức của giáo viên cũng được tăng cường thông qua việc đào tạo nội bộ và việc đi du học bổ sung ở nước ngoài. Lực lượng giáo viên được bổ sung và các sinh viên du học ở nước ngoài trở về cũng được tuyển dụng vào các trường.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2297-02-633505294432860000/Giao-duc/Giao-duc-nang-cao.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận