Tài liệu: Tycho - vua của ngành tinh học (khoa học về sao)

Tài liệu
Tycho - vua của ngành tinh học (khoa học về sao)

Nội dung

TYCHO - VUA CỦA NGÀNH TINH HỌC (KHOA HỌC VỀ SAO) 

Vào đêm 11- 11- 1572 nhà thiên văn trẻ tuổi Tycho (1545- 1601) bước ra khỏi nhà, theo thói quen, ông lướt nhìn một vòng quanh bầu trời, ông bỗng phát hiện tại gần sao Thiên Hậu có một ngôi sao mới chưa từng thấy bao giờ. Ban đầu ông cho là mình nhầm, vì bấy giờ người ta cho rằng con số các ngôi sao là không thay đổi. Qua nhiều quan sát cẩn thận thì chính xác đó là ngôi sao mới. Phát minh này làm lung lay tận gốc học thuyết của Aristote về tính bất biến của các thiên thể, làm chấn động cả giới thiên văn học. Sau này ngôi sao mới này được gọi là “sao mới Tycho''. Và Tycho được tôn là vua của ngành Tinh học.

Tycho người Đan Mạch, từ bé đã rất thông minh, rất ham thích tự nhiên, đặc biệt rất thích quan sát bầu trời sao. Vào khoảng tháng 8 năm 1560 đài thiên văn dự báo vào ngày 21 sẽ có Nhật thực. Cậu thiếu niên 14 tuổi Tycho đã dùng ông cụ để quan sát được Nhật thực! “Có thể dự báo được Nhật thực” điều đó gây nhiều hứng thú cho cậu thiếu niên Tycho. Từ đó Tycho bắt đầu đọc nhiều sách về thiên văn đến quên cả ăn, cả ngủ. Người nhà lo sợ cứ như vậy ông sẽ không đi theo được con đường đúng đắn nên đã gửi ông sang Đức để học tập đồng thời thuê cả gia sư để giám sát ông. Thế nhưng đến đêm, khi mọi người đã ngủ yên, Tycho lại đem các máy móc tự chế để quan sát bầu trời sao.

Vào năm 1576, lúc Tycho 30 tuổi, ông đã trở thành một nhà thiên văn nổi tiếng. Quốc vương Đan Mạch Fridrich yêu cầu ông lập một bản đồ sao mới, nên Tycho đã phải tiến hành các quan sát thiên văn trong một thời gian dài. Ông quan sát kỹ lưỡng đến độ làm người ta phải kinh ngạc, vượt xa trình độ của người cùng thời. Tycho miệt mài công tác suốt 20 năm, tích lũy được nhiều tư liệu chính xác. Ông đã quan sát vị trí của 777 ngôi sao, sai số không quá một cung 4 độ.

Thế nhưng Tycho chưa quen cách xử lý tư liệu khoa học, ông vẫn kiên trì chủ trương thuyết “Địa tâm” nên cho dù ông đã nắm được nhiều tư liệu quan trắc phong phú, nhưng không có được phát hiện gì mới về mặt lý luận.

Tycho không may bị bệnh mất vào năm 1601. Lúc lâm chung, Tycho đã giao các số liệu quan trắc tâm huyết của mình cho Kepler một cộng sự người Đức. Sau này Kepler đã sử dụng các tư liệu quan trắc này đưa ra được các phát hiện mới và trở thành một nhà thiên văn nổi tiếng.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/522-02-633335819724062500/Nhung-nguoi-di-tim-cac-quy-luat-vu-tru/Tyc...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận