Tài liệu: sự chuyển động của điểm cận nhật của sao Thủy

Tài liệu
sự chuyển động của điểm cận nhật của sao Thủy

Nội dung

SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA ĐIỂM CẬN NHẬT CỦA SAO THỦY

 

Nếu Sao Thủy là hành tinh duy nhất của hệ Mặt Trời thì quỹ đạo của nó sẽ là một đường elip lý tưởng, và Mặt Trời sẽ ngụ ở một trong các tiêu điểm của nó. Song tính đều đặn của sự chuyển động của Sao Thủy bị vi phạm do sự hút của các hành tinh khác. Kết quả là nó vẽ nên một đường elip quay dần dần đối với các sao bất động. Những tính toán được thực hiện dựa trên cơ sở của định luật hấp dẫn Newton chỉ cho ta thấy rằng toàn bộ ảnh hưởng của tất cả các hành tinh mà ta đã biết phải dẫn tới phép quay điểm cận nhật của quỹ đạo Sao Thủy trong một thế kỷ là 532'' (giây góc). Nhưng vào năm 1859 nhà thiên văn học người Pháp, Urbain Le Verrier (1811 - 1877) trong khi quan sát sự chuyển động của Sao Thủy đã phát hiện ra rằng thực tế góc quay này bằng 575''  tức là điểm cận nhật của quỹ đạo Sao Thủy dịch chuyển không như lý thuyết Newton đã tiên đoán.

 

Mặc dù sự sai lệch bằng 43'' là một giá trị rất nhỏ song nó vượt quá xa sai số khả dĩ của những quan sát. Ban đầu các nhà thiên văn học, trong số đó có cả Le Verrier, cố gắng giải

thích điều đó là do chính những nguyên nhân đã biết và đã dùng để giải thích sự sát lệch của chuyển động hành tinh Thiên Vương so với quỹ đạo đã được tính toán.

Le Verrier cho rằng giữa Mặt Trời và Sao Thủy có một hành tinh mà ta chưa biết. Chính hành tinh này bằng sức hút của mình đã sinh ra sự bất thường của quỹ đạo Sao Thủy. Người ta gọi hành tinh đó là Hỏa Sơn Tinh (Vulcan, trong thần thoại La Mã là thần hỏa). Sự thật thì vừa đơn giản hơn, lại vừa phức tạp hơn điều Le Verrier đã nghĩ. Không ai phát hiện được hành tinh Hỏa Sơn vì đơn giản là trên thực tế nó không tồn tại. Điểm cận nhật của quỹ đạo Sao Thủy bị dịch chuyển không phải dưới tác động của hành tinh Hỏa Sơn nào đó không tồn tại - sự chuyển động của hành tinh gần Mặt Trời nhất này tuân theo một định luật hấp dẫn đạt độ chính xác cao hơn, định luật Einstein, chứ không phải theo định luật hấp dẫn Newton.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1193-02-633399626014218750/Nhung-bang-chung-thuc-nghiem-cua-ly-thuye...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận