THÔNG TƯ
Hướng dẫn thi hành một số quy định của nghị định số 92/1998/NĐ-CP ngày 10/11/1998
của Chính phủ về hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chứcluật sư nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 04/06/1993 của Chính phủ về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Điều 36 và Điều 48 của Nghị định số 92/1998/NĐ-CP ngày10/11/1998 của Chính phủ về hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nướcngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định);
Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định nhưsau:
1. Về tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài
1.1.Tổ chức luật sư nước ngoài nói tại Nghị định là tổ chức luật sư được thành lậpvà hành nghề hợp pháp ở nước ngoài.
1.2.Luật sư nước ngoài nói tại Nghị định là người nước ngoài, người Việt Nam định cưở nước ngoài có giấy phép hành nghề luật sư do cơ quan, tổ chức có thẩm quyềncủa nước ngoài cấp.
Giấyphép hành nghề luật sư bao gồm chứng chỉ hành nghề, thẻ luật sư hoặc giấy tờkhác xác nhận tư cách luật sư.
2. Về điều kiện cấp Giấy phép đặt Chi nhánh
2.1.Tổ chức luật sư nước ngoài có đơn xin phép đặt Chi nhánh tại Việt Nam và có đủcác điều kiện quy định tại Điều 6 của Nghị định thì được cấp Giấy phép đặt Chinhánh tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Giấy phép).
2.2.Khách hàng nước ngoài hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam quy định tạiđiểm 2 Điều 6 của Nghị định bao gồm:
a.Cá nhân, tổ chức nước ngoài đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam;
b.Cá nhân, tổ chức nước ngoài chuẩn bị đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
3. Về thủ tục cấp Giấy phép
3.1.Tổ chức luật sư nước ngoài muốn đặt Chi nhánh tại Việt Nam phải nộp một bộ hồsơ cho Bộ Tư pháp. Hồ sơ gồm có:
a)Đơn xin phép đặt Chi nhánh do người đứng đầu của tổ chức luật sư nước ngoài kýtên (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này);
b)Các giấy tờ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định.
Cácgiấy tờ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định nếu bằng tiếng nước ngoài, thìkèm theo bản bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt và bản dịchphải được cơ quan công chứng Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quanlãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận.
3.2.Trong trường hợp tổ chức luật sư nước ngoài muốn đặt hai (02) Chi nhánh, thìphải làm thủ tục xin phép riêng đối với mỗi Chi nhánh.
3.3.Tên gọi của Chi nhánh phải bao gồm tên của tổ chức luật sư nước ngoài và têntỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi được phép đặt Chi nhánh.
3.4.Vụ Quản lý luật sư, tư vấn pháp luật, Bộ Tư pháp nhận và thẩm tra hồ sơ xin đặtChi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài.
4.Về đăng ký hành nghề
4.1.Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, Chi nhánh phải đăngký hành nghề tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đượcphép đặt trụ sở (sau đây gọi tắt là Sở Tư pháp).
MỗiChi nhánh chỉ được có một trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơiđược phép đặt Chi nhánh.
4.2.Khi đăng ký hành nghề, Chi nhánh phải làm đơn xin đăng ký hành nghề (Mẫu số 02ban hành kèm theo Thông tư này). Kèm theo đơn phải nộp các giấy tờ sau đây:
a.Bản sao Giấy phép do Bộ Tư pháp cấp;
b.Bản sao hợp đồng thuê nhà làm trụ sở của Chi nhánh có chứng nhận của Công chứngnhà nước hoặc chứng thực của Ủyban nhân dân quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4.3.Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp phải hoànthành thủ tục đăng ký và cấp Giấy đăng ký hành nghề cho Chi nhánh.
Giấyđăng ký hành nghề được làm thành ba bản: một bản cấp cho Chi nhánh, một bản gửiBộ Tư pháp và một bản lưu tại Sở Tư pháp.
4.4.Việc đăng ký hành nghề quá thời hạn quy định tại Điều 14 của Nghị định chỉ đượcthực hiện nếu có lý do chính đáng được Bộ Tư pháp chấp thuận. Chi nhánh phảilàm đơn gửi Bộ Tư pháp trình bày rõ lý do chậm thực hiện việc đăng ký hànhnghề.
BộTư pháp chỉ xét đơn xin đăng ký hành nghề quá hạn nếu đơn được gửi chậm nhất là15 ngày, kể từ ngày hết hạn đăng ký.
Trongthời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đơn, Bộ Tư pháp xem xét và thông báo bằng vănbản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận cho đăng ký hành nghề quá hạn.
5. Về thủ tục thay đổi nội dung Giấy phép, gia hạn hoạt động choChi nhánh
5.1Chi nhánh muốn thay đổi nội dung Giấy phép phải làm đơn gửi Bộ Tư pháp; trongđơn phải ghi rõ nội dung thay đổi, lý do xin thay đổi.
5.1.1.Chi nhánh được thay đổi tên gọi trong trường hợp tên gọi của tổ chức luật sư nướcngoài đã được thay đổi theo quy định pháp luật của nước, nơi đặt trụ sở chínhcủa tổ chức luật sư đó.
5.1.2.Trong trường hợp thay đổi địa điểm đặt trụ sở của Chi nhánh từ tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, Chinhánh phải làm thủ tục xin thay đổi nội dung Giấy phép theo quy định tại Điều16 của Nghị định.
Trongthời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tư pháp quyết định cho phép thay đổi trụ sở,Chi nhánh phải làm thủ tục đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở mới theo quy định tại Điều 14 của Nghịđịnh và hướng dẫn tại điểm 4 của Thông tư này.
Trongtrường hợp thay đổi địa điểm đặt trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương, nơi được phép đặt Chi nhánh, Chi nhánh phải thông báo về địađiểm đặt trụ sở mới và nộp bản sao hợp đồng thuê trụ sở mới cho Sở Tư pháp trướckhi thay đổi trụ sở mà không phải làm thủ tục xin thay đổi nội dung Giấy phéptheo quy định tại Điều 16 của Nghị định.
5.1.3.Trong trường hợp xin phép thay đổi Trưởng Chi nhánh, thì kèm theo đơn xin phépphải có văn bản của tổ chức luật sư nước ngoài cử luật sư khác làm Trưởng Chinhánh.
5.1.4.Việc thay đổi danh sách luật sư của Chi nhánh bao gồm bổ sung luật sư vào danhsách luật sư và rút tên luật sư khỏi danh sách luật sư.
Trongtrường hợp xin phép bổ sung luật sư vào danh sách luật sư của Chi nhánh, thìkèm theo đơn xin phép phải có bản tóm tắt lý lịch nghề nghiệp, lý lịch tư pháp(nếu có), bản sao Giấy phép hành nghề của luật sư dự kiến bổ sung. Việc bổ sungluật sư vào danh sách luật sư phải được sự chấp thuận của Bộ Tư pháp và đăng kýtại Sở Tư pháp.
Trongtrường hợp rút tên luật sư khỏi danh sách luật sư, Chi nhánh chỉ cần thông báocho Sở Tư pháp sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp.
5.1.5.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Bộ Tư pháp quyếtđịnh cho phép hoặc từ chối việc xin thay đổi nội dung Giấy phép của Chi nhánh.
Quyếtđịnh cho phép thay đổi nội dung Giấy phép được cấp cho Chi nhánh một bản và mộtbản gửi cho Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở của Chi nhánh.
5.2.Chi nhánh muốn gia hạn hoạt động, thì chậm nhất 60 ngày, trước khi hết hạn hoạtđộng ghi trong Giấy phép phải gửi Bộ Tư pháp một bộ hồ sơ, gồm có:
a.Đơn xin gia hạn hoạt động của Chi nhánh do người đứng đầu tổ chức luật sư nướcngoài ký tên;
b.Báo cáo về hoạt động của Chi nhánh trong thời gian hoạt động tại Việt Nam.
BộTư pháp có văn bản đề nghị Ủyban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ bannhân dân cấp tỉnh), nơi đặt trụ sở của Chi nhánh cho biết ý kiến về việc giahạn hoạt động cho Chi nhánh.
Trongthời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản nói trên của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ýkiến bằng văn bản gửi Bộ Tư pháp về việc gia hạn hoạt động cho Chi nhánh.
Saukhi có ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp quyết định gia hạn hoặctừ chối gia hạn hoạt động cho Chi nhánh. Quyết định gia hạn hoạt động được làmthành ba bản: một bản cấp cho Chi nhánh, một bản gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh,nơi đặt trụ sở của Chi nhánh và một bản lưu tại Bộ Tư pháp.
Việcđăng ký gia hạn hoạt động được thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Nghịđịnh.
6. Về quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh, của luật sư nước ngoài
6.1.Chi nhánh được ký kết hợp đồng hợp tác tư vấn pháp luật dài hạn hoặc theo vụviệc với tổ chức hành nghề tư vấn pháp luật Việt Nam để thực hiện yêu cầu tưvấn về pháp luật Việt Nam của khách hàng.
6.1.1.Việc tư vấn về pháp luật Việt Nam bao gồm:
a.Hướng dẫn, giải đáp về các quy định của pháp luật Việt Nam;
b.Đưa ra ý kiến về việc áp dụng pháp luật Việt Nam;
c.Soạn thảo hợp đồng và các văn bản khác có nội dung áp dụng các quy định củapháp luật Việt Nam;
d.Các hình thức tư vấn khác về pháp luật Việt Nam.
6.1.2.Tổ chức hành nghề tư vấn pháp luật Việt Nam là tổ chức được phép thành lập vàhành nghề tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6.1.3.Hợp đồng hợp tác tư vấn pháp luật dài hạn được làm thành bốn bản, mỗi bên giữmột bản, một bản gửi Sở Tư pháp và một bản gửi Bộ Tư pháp. Thời hạn gửi hợpđồng cho Sở Tư pháp và Bộ Tư pháp là 15 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng.
6.2.Chi nhánh phải có ít nhất một luật sư nước ngoài làm việc thường xuyên tại Chinhánh ở Việt Nam. Trong trường hợp Chi nhánh không có luật sư nước ngoài nàolàm việc tại Việt Nam từ 30 ngày liên tục trở lên, thì Chi nhánh phải thông báobằng văn bản cho Sở Tư pháp và Bộ Tư pháp.
6.3.Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyển dụng người lao động theo quy định tạiĐiều 24 của Nghị định và nhận người tập sự hành nghề tư vấn pháp luật theo quyđịnh tại Điều 29 của Nghị định, Chi nhánh phải thông báo danh sách kèm theo bảnphotocopy hợp đồng lao động của các nhân viên lao động, người tập sự hành nghềtư vấn pháp luật đó cho Sở Tư pháp.
6.4.Luật sư của Chi nhánh phải có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc hànhnghề tư vấn pháp luật tại Việt Nam.
6.4.1.Chi nhánh có thể mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư nước ngoàihành nghề tại Việt Nam tại một Công ty bảo hiểm được phép hoạt động tại ViệtNam.
6.4.2.Trong trường hợp tổ chức luật sư nước ngoài đã có bảo hiểm trách nhiệm nghềnghiệp cho luật sư hành nghề tại Việt Nam, Chi nhánh không phải mua bảo hiểmtrách nhiệm nghề nghiệp tại Việt Nam mà chỉ phải xuất trình Bộ Tư pháp giấy tờxác nhận về việc bảo hiểm đó.
6.5.Chi nhánh được có con dấu, ghi rõ tên của Chi nhánh. Việc quản lý và sử dụngcon dấu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
7. Về chế độ báo cáo, kiểm tra
7.1.Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Chi nhánh phải nộp báo cáo về tổ chức và hoạt độngcủa mình (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này) cho Sở Tư pháp, Bộ Tư pháptrước ngày 15/7 và 15/1 mỗi năm.
7.2.Khi cần thiết, Bộ Tư pháp tiến hành kiểm tra hoặc phối hợp với Bộ, ngành hữuquan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếnhành kiểm tra.
Việckiểm tra được thông báo cho Chi nhánh 7 ngày trước ngày tiến hành kiểm tra, trừtrường hợp kiểm tra đột xuất.
7.3.Chi nhánh phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kiểm tra và tạo điều kiệnthuận lợi cho việc tiến hành kiểm tra.
8. Về nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp
8.1.Sở Tư pháp theo dõi việc nhận và sử dụng người tập sự hành nghề tư vấn phápluật, nhân viên Việt Nam, nhân viên nước ngoài của Chi nhánh.
Trongtrường hợp phát hiện Chi nhánh nhận hoặc sử dụng người tập sự hành nghề tư vấnpháp luật, nhân viên Việt Nam, nhân viên nước ngoài làm việc tại Chi nhánh màkhông tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam, Sở Tư pháp có quyền yêucầu Chi nhánh chấm dứt việc vi phạm đó và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩmquyền xử lý.
8.2.Sở Tư pháp theo dõi việc tập sự của người tập sự hành nghề tư vấn pháp luật tạiChi nhánh.
Hàngnăm, người tập sự hành nghề tư vấn pháp luật báo cáo Sở Tư pháp bằng văn bản vềquá trình và kết quả tập sự. Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp có thể yêucầu Chi nhánh báo cáo về việc tập sự đó.
8.3.Sở Tư pháp tiến hành kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động trong 6 tháng vàmột năm của Chi nhánh tại địa phương. Khi tiến hành kiểm tra, Sở Tư pháp phảithông báo cho Chi nhánh trước 7 ngày.
Trongtrường hợp thấy cần thiết phải kiểm tra đột xuất, Sở Tư pháp phải xin ý kiến BộTư pháp và chỉ được tiến hành kiểm tra sau khi có sự đồng ý của Bộ Tư pháp.
8.4.Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Sở Tư pháp phải gửi Bộ Tư pháp báo cáo bằng vănbản về tình hình quản lý tổ chức và hoạt động của các Chi nhánh trong thẩmquyền và phạm vi được giao (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này). Trongquá trình quản lý, nếu có vấn đề vướng mắc, Sở Tư pháp báo cáo xin ý kiến Bộ Tưpháp và đề xuất biện pháp giải quyết.
9. Thôngtư này có hiệu lực từ ngày 28 tháng 2 năm 1999 và thay thế Thông tư791/TT-LSTVPL ngày 08/09/1995 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quy chế hànhnghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam ban hành kèmtheo Nghị định số 42/CP ngày 8/7/1995 của Chính phủ./.