Văn bản pháp luật: Thông tư 21/1999/TT-BTC

Nguyễn Thị Kim Ngân
Toàn quốc
Công báo số 16/1999;
Thông tư 21/1999/TT-BTC
Thông tư
Hết hiệu lực toàn bộ
09/03/1999
24/02/1999

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn quản lý thu, chi tiền mặt qua hệ thống kho bạc nhà nước

Thứ trưởng
1.999
Bộ Tài chính

Toàn văn

THÔNG Tư số 21/19991TT:BTC ngày 24/2/1999 hướng d'ẫn' qun lý thu, chitiền mặt qua hệ thống kho bạc nhà nước

THÔNG TƯ

Hướng dẫn quản lý thu, chi tiền mặt qua hệ thống khobạc nhà nước

 

Căn cứ Nghị định số178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyềnhạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị đinh số 25/CP ngày 05/04/1995 của Chính phủ về nhiệmvụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;

Để tăng cường quản lý quỹ ngân sách nhà nước; Bộ Tài Chính hướngdẫn công tác quản lý tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước như sau:

I.QUY ĐỊNH CHUNG

1.Các khoản thu, chi bằng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán (sau đây gọi chung làtiền mặt) qua Kho bạc Nhà nước đều phải được kiểm tra kiểm soát chặt chẽ nhằmquản lý chi tiêu ngân sách có hiệu quả.

2.Tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, các đơn vị giao dịch với Kho bạcNhà nước có thanh toán bằng tiền mặt đều phải đăng ký kế hoạch tiền mặt với Khobạc Nhà nước và chịu sự quản lý của Kho bạc Nhà nước về thu, chi tiền mặt.

3.Kho bạc Nhà nước thực hiện quản lý và tổ chức điều chuyển tiền mặt trong nội bộhệ thống Kho bạc Nhà nước để đảm bảo nhu cầu thanh toán, chi trả bằng tiền mặtcho các đơn vị sử dụng ngânn sách và các đơn vị giao dịch

4.Kho bạc Nhà nước được giữ lại các khoản thu tiền mặt trực tiếp để đáp ứng nhucầu thanh toán chi trả tiền mặt cho các đơn vị sử dụng ngân sách và các đơn vịgiao dịch, đồng thời phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Thương mại quốcdoanh nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản để đáp ứng, điều hòa tiền mặt theo kếhoạch hai bên đã thỏa thuận.

II.QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A.QUẢN LÝ TIỀN MẶTĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH, CÁC ĐƠN VỊ GIAO DỊCH

1.Lập và đăng ký kế hoạch tiền mặt.

1.1.Lập kế hoạch tiền mặt:

Hàngquý, năm các đơn vị sử dụng ngân sách, các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nướclập kế hoạch chi tiền mặt với Kho bạc Nhà nước.

a)Các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị giao dịch lập kế hoạch tiền mặt vớiKho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản, kế hoạch tiền mặt của đơn vị bao gồmcác khoản chủ yếu sau:

Chilương và các khoản phụ cấp có tính chất lương;

Chihọc bổng, sinh hoạt phí;

Chihoạt động thường xuyên;

Chimua sắm, sửa chữa tài sản (nếu có sử dụng tiền mặt).

b)Cơ quan Đầu tư Phát triển (ngoài việc lập kế hoạch chi tiền mặt như đã nêu tạiđiểm a) tổng hợp kế hoạch cấp phát vốn đẩu tư xây dựng cơ bản, cho vay tài trợbằng tiền mặt với Kho bạc

Nhànước nơi mở tài khoản. Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng tiền mặt baogồm:

Chigiải phóng mặt bằng, đền bù, giải tỏa;

Chicho ban quản lý công trình (như chi lương, phụ cấp lương và các khoản chi hànhchính);

Cáckhoản chi từ nguồn phí được Chính phủ và Bộ Tài chính cho phép.

c)Cơ quan Dự trữ Quốc gia (ngoài việc lập kế hoạch chi tiền mặt như đã nêu tạiđiểm a) tổng hợp kế hoạch tiền mặt phục vụ công tác thu mua lương thực dự trữtheo kế hoạch được cấp có thẩm quyền duyệt. Việc đăng ký kế hoạch tiền mặt chimua lương thực dự trữ quốc gia do Cục Dự trữ Quốc gia xây dựng và đăng ký vớiKho bạc Nhà nước Trung ương. Kho bạc Nhà nước Trung ương duyệt và thông báo kếhoạch tiền mặt chi mua lương thực dự trữ cho từng Kho bạc Nhà nước tỉnh, thànhphố để thực hiện.

Kếhoạch chi tiền mặt mua lương thực dự trữ quốc gia chủ yếu là phần do cơ quan Dựtrữ Quốc gia thu mua trực tiếp. Trường hợp thu mua qua các Tổng công ty, Côngty lương thực được thanh toán bằng chuyển khoản.

d)Các đơn vị thuộc khối đặc biệt (Quốc phòng, Công an, Cơ yếu Chính phủ) lập kếhoạch tiền mặt với cơ quan quản lý cấp trên. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơyếu Chính phủ xét duyệt và tổng hợp kế hoạch chi tiền mặt với Kho bạc Nhà nướcTrung ương chi tiết theo từng tỉnh, thành phố.

Kếhoạch chi tiền mặt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ đượcchia làm hai phần:

Phầnchi nội bộ: bao gồm các khoản chi lương, phụ cấp lương, tiền ăn, tiền tiêu vặtcủa chiến sĩ, tiền ăn cho phạm nhân và nhu cầu chi thường xuyên tối thiểu cầnthiết;

Phầnchi khác: bao gồm các khoản chi cho hoạt đệng khác của các đơn vị, lực lượng vũtrang.

e)Cơ quan Bảo hiểm xã hội (ngoài việc lập kế hoạch chi tiền mặt như đã nêu tạiđiểm a) tổng hợp, lập kế hoạch chi bảo hiểm xã hội với Kho bạc Nhà nước nơi đơnvị mở tài khoản, kế hoạch chi tiền mặt cho bảo hiểm xã hội bao gồm:

Chitrả tiền lương hưu cho các đối tượng thuộc ngân sách nhà nước cấp;

Chitrả bảo hiểm xã hội cho các đối tượng thuộc nguồn vốn bảo hiểm xã hội quản lý.

f)Cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội lập kế hoạch tiền mặt chi trả cho cácđối tượng được hưởng chính sách xã hội do ngành lao động thương binh xã hộiquản lý.

g)Đối với các trường học, cơ sở giáo dục đào tạo (ngoài việc lập kế hoạch chitiền mặt như tại điểm a), tổng hợp và lập kế hoạch thu chi tiền mặt từ quỹ họcphí thu được gửi vào Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Thông tư liên tịch số54/1998/TTLT/BGDĐT-BTC ngày 31/8/1998 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tàichính.

1.2.Đăng ký kế hoạch tiền mặt:

a)Kế hoạch chi tiền mặt được xây dựng hàng quý năm gửi Kho bạc Nhà nước theo thờihạn như sau:

Kếhoạch năm gửi trước ngày 10 tháng 12 của năm trước;

Kếhoạch quý gửi trước ngày 10 tháng cuối quý trước.

b)Đối với các đơn vị Bộ Quốc phòng; Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ, Cục Dự trữQuốc gia kế hoạch năm gởi trước ngày 15 tháng 12 của năm trước, kế hoạch quýgửi trước ngày 15 tháng cuối quý trước để Kho bạc Nhà nước Trung ương duyệt kếhoạch và thông báo lại cho các đơn vị để phối hợp thực hiện.

c)Trong quý nếu phát sinh các nhu cầu chi tiền mặt đột xuất nằm ngoài kế hoạchtiền mặt đã đăng ký với Kho bạc Nhà nước, các đơn vị lập kế hoạch tiền mặt bổsung gửi Kho bạc Nhà nước duyệt.

2.Tổ chức quản lý.

2.1.Các cơ quan, đơn vị có phát sinh thu bằng tiền mặt (như phí, lệ phí...) phảinộp đầy đủ vào Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản, không được tọa chitiền mặt trừ trường hợp chế độ quy định cho phép để lại.

2.2.Các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước cần tăng cường việc thanh toánkhông dùng tiền mặt, hạn chế việc thanh toán bằng tiền mặt nhất là các khoảnthanh toán với các đơn vị, tổ chức kinh tế có mở tài khoản tại ngân hàng hoặcKho bạc Nhà nước.

2.3.Kho bạc Nhà nước kiểm soát các khoản chi bằng tiền mặt của các đơn vị sử dụngngân sách nhà nước đảm bảo đúng chế độ quy định, từ chối chi trả các khoản chibằng tiền mặt nằm ngoài kế hoạch và không phù hợp với quy định tại Thông tưnày.

B.QUẢN LÝ ĐIỀU CHUYỂN TIỀN MẶT TRONG HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NUỚC

1.Lập kế hoạch thu, chi tiền mặt.

1.1.Hàng quý, năm Kho bạc Nhà nước lập kế hoạch thu chi tiền mặt qua Kho bạc Nhà nướcgửi Kho bạc Nhà nước cấp trên và gửi ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản để điềuhòa tiển mặt đảm bảo nhu cầu thanh toán chi trả bằng tiền mặt.

a)Căn cứ để xây dựng kế hoạch tiền mặt của Kho bạc Nhà nước bao gồm:

Kếhoạch thu, chi ngân sách nhà. nước;

Kếhoạch chi tiền mặt của các đơn vị giao dịch;

Tìnhhình thực hiện kế hoạch tiền mặt của kỳ trước.

b)Kế hoạch thu, chi tiền mặt của Kho bạc Nhà nước bao gồm hai phần:

Phầnthu tiền mặt bao gồm các khoản chủ yếu sau:

Thungân sách bằng tiền mặt như: Các khoản thu thuế, phí, lệ phí, thu tiền phạt,vay dân và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước bằng tiền mặt;

Thutiền gửi các đơn vị giao dịch (không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước) bằngtiền mặt

Cáckhoản thu khác bằng tiền mặt.

Phầnchi tiền mặt bao gồm các khoản chủ yếu sau:

Chingân sách nhà nước bằng tiền mặt, bao gồm:

Chixây dựng cơ bản, chi cho ban quản lý công trình (bao gồm cả các khoản chi doKho bạc Nhà nước cấp phát trực tiếp và các khoản chi xây dựng cơ bản cấp phátqua Tổng cục Đầu tư phát triển);

Chithường xuyên cho các đơn vị hành chính sự nghiệp;

Chibảo hiểm xã hội (kể cả phần chi từ quỹ bảo hiểm xã hội);

Chiđặc biệt (chi cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ);

Chimua lương thực dự trữ;

Chitrả nợ dân;

Chikhác bằng tiền mặt;

Chitiền gửi cho các đơn vị giao dịch.

c)Trên cơ sở kế hoạch thu, chi tiền mặt của các đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vịgiao dịch trên địa bàn; Kho bạc Nhà nước xác định nhu cầu tiền mặt cần đượcngân hàng (nơi mở tài khoản) hoặc Kho bạc Nhà nước cấp trên điều hòa; số tiềnmặt thừa phải nộp Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước cấp trên.

1.2.Trình tự lập kế hoạch tiền mặt trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

a)Đối với Kho bạc Nhà nước quận, huyện:

Khobạc Nhà nước quận, huyện lập kế hoạch tiền mặt gửi Kho bạc Nhà nước tỉnh, thànhphố và ngân hàng nơi mở tài khoản (đối với trường hợp ngân hàng điều hòa) theothời hạn sau:

Kếhoạch năm gửi trước ngày 10 tháng 12 năm trước;

Kếhoạch quý gửi trước ngày 10 tháng cuối quý trước.

b)Đối với Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố.

Khobạc Nhà nước tỉnh, thành phố tổng hợp kế hoạch thu, chi tiền mặt trên toàn địabàn (kể cả thu, chi tiền mặt tại văn phòng Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố vàcác quận, huyện trực thuộc) gửi Kho bạc Nhà nước Trung ương và gửi Ngân hàngNhà nước tỉnh, thành phố theo thời hạn sau:

Kếhoạch năm gửi trước ngày 20 tháng 12 năm trước;

Kếhoạch quý gửi trước ngày 20 tháng cuối quý trước

Kếhoạch thu, chi tiền mặt của Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố cần phân định rõ:

Mứcđiều hòa tiền mặt của Ngân hàng Thương mại quốc doanh cho các Kho bạc Nhà nướctỉnh, thành phố, quận, huyện,

Mứcđiều hòa tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước cho Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố.

c)Đối với Kho bạc Nhà nước Trung ương: Căn cứ kế hoạch thu, chi tiền mặt của Khobạc Nhà nước các tỉnh, thành phố gửi; căn cứ vào kế hoạch chi tiền mặt của lựclượng vũ trang, bảo hiểm xã hội, trợ cấp cho các đối tượng hưởng chính sách xãhội, chi mua lương thực dự trữ, Kho bạc Nhà nước Trung ương tổng hợp kế hoạchthu, chi tiền mặt toàn hệ thống gửi Ngân hàng Nhà nước Trung ương.

Kếhoạch năm gửi trước ngày 31 tháng 12 năm trước;

Kếhoạch quý gửi trước ngày 30 tháng cuối quý trước.

2.Định mức tồn quỹ tiền mặt.

a)Các đơn vị Kho bạc Nhà nước được để tồn quỹ tiền mặt theo định mức do Kho bạcNhà nước cấp trên thông báo.

Khobạc Nhà nước các tỉnh, thành phố duyệt và thông báo định mức tồn quỹ tiền mặtcho các Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã trực thuộc.

Địnhmức tồn quỹ tiền mặt tại văn phòng Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố do Giám đốcKho bạc Nhà nước tỉnh quyết định căn cứ vào nhu cầu thực tế thu, chi tiền mặttrên địa bàn.

b)Định mức tồn quỹ tiền mặt của các Kho bạc Nhà nước được xác định theo phươngpháp sau:

Định mức tồn quỹ tiền mặt

=

Tổng nhu cầu thanh toán chi trả bằng tiền mặt trong kỳ

x

Số ngày định mức

Số ngày làm việc trong kỳ

Trongđó:

Tổngnhu cầu thanh toán chi trả bằng tiền mặt trong kỳ (quý) tính theo kế hoạch tiềnmặt được duyệt.

Sốngày làm việc trong kỳ (quý) được thống nhất quy định là 78 ngày.

Sốngày định mức: Do Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố quy định tùy thuộcvào nhiệm vụ chi và số lần điều hòa tiền mặt giữa Kho bạc Nhà nước tỉnh, thànhphố với Kho bạc Nhà nước quận, huyện.

3.Quản lý, tập trung tiền mặt đáp ứng nhu cầu chi tiền mặt trong hệ thống Kho bạcNhà nước.

3.l.Các đơn vị Kho bạc Nhà nước phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, cơ quan tàichính tổ chức tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước bằng tiền mặt vào Khobạc Nhà nước.

3.2.Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm tra, kiểm soát và thanh toán chi trả tiền mặtcho các đơn vị sử dụng ngân sách, các đơn vị giao dịch theo kế hoạch tiền mặt đượcduyệt và chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ.

Trườnghợp tiền mặt có khó khăn, các đơn vị Kho bạc Nhà nước được áp dụng chế độ ưutiên trong thanh toán tiền mặt; trước hết đảm bảo các khoản chi lương, phụ cấplương, chi quốc phòng an ninh, chi bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội, chi trả nợdân và một số khoản chi tối thiểu cần thiết của đơn vị.

3.3.Phối hợp với ngân hàng trong việc điều hòa đảm bảo tiền mặt thanh toán chi trả.

Đốivới trường hợp Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Thương mại quốc doanh điều hòa:Kho bạc Nhà nước phối hợp với ngân hàng thống nhất quy định lịch nộp và rúttiền mặt hàng quý có chia ra tháng:

Đốivới trường hợp Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố điều chuyển trực tiếp tiền mặtcho các Kho bạc Nhà nước quận, huyện: Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố quy địnhlịch điều chuyển tiền mặt quý, có chia ra tháng để chủ động chi trả tiền mặt,đảm bảo không động vốn và không làm mất khả năng thanh toán của từng đơn vị Khobạc Nhà nước. Việc điều chuyển tiền mặt giữa Kho bạc Nhà nước tỉnh và Kho bạcNhà nước quận, huyện thực hiện theo cơ chế điều chuyển vốn trong hệ thống Khobạc Nhà nước.

4.Báo cáo và kiểm tra.

4.1.Hàng tháng, quý, năm Kho bạc Nhà nước quận, huyện báo cáo tình hình thực hiệnthu, chi tiền mặt với Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố, đồng gửi ngân hàng nơimở tài khoản.

Báocáo tháng: gửi trước ngày 5 tháng sau.

Báocáo quý: gửi trước ngày 10 tháng đầu quý sau.

Báocáo năm: gửi trước ngày 15 tháng 1 năm sau.

Khobạc Nhà nước tỉnh, thành phố tổng hợp tình hình thu, chi tiền mặt (bao gồm thu,chi tại văn phòng Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố và các quận, huyện trựcthuộc) gửi Kho bạc Nhà nước Trung ương và Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.

Báocáo tháng gửi trước ngày 10 tháng sau.

Báocáo quý gửi trước ngày 15 tháng đầu quý sau.

Báocáo năm gửi trước ngày 20 tháng l năm sau.

Khobạc Nhà nước Trung ương tổng hợp báo cáo của các tỉnh, thành phố gửi Ngân hàngNhà nước Trung ương hàng quý và năm.

Báocáo quý gửi trước ngày 25 tháng đầu quý sau.

Báocáo năm gửi trước ngày 31 tháng 1 năm sau.

4.2.Kiểm tra tình hình quản lý tiền mặt.

Cácđơn vị Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố, quận, huyện có trách nhiệm kiểm tratình hình quản lý điều hòa tiền mặt tại đơn vị mình.

Khobạc Nhà nước cấp trên kiểm tra tình hình quản lý, điều hòa tiền mặt của các đơnvị Kho bạc Nhà nước cấp dưới trực thuộc.

Trongquá trình kiểm tra, nếu phát hiện các hiện tượng vi phạm, thủ trưởng các đơn vịKhc bạc Nhà nước có biện pháp xử lý theo thẩm quyền và báo cáo Kho bạc Nhà nướccấp trên.

III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

2.Các đơn vị trực thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước, các đơn vị sử dụng ngân sáchnhà nước, các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiệnThông tư này./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6719&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận