THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chứcbộ máy của
Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ở địa phương
Căn cứ khoản 1,khoản 3 Điều 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 12/2001/NĐ-CP ngày 27 tháng 03 năm2001 của Chính phủ về việc tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Uỷ ban nhân dân quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, BanTổ chức - Cán bộ Chính phủ, Uỷ banQuốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình và Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ emViệt Nam hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷban Dân số, Gia đình và Trẻ em ở địa phương như sau:
I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀNHẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BAN DÂN SỐ GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰCTHUỘC TRUNG ƯƠNG
1 Về chức năng:
Uỷ ban Dân số, Giađình và Trẻ em tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ banDân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh) là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dântỉnh, có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực dânsố, gia đình, trẻ em trên địa bàn tỉnh; tổ chức sự phối hợp giữa các cơ quannhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội của tỉnh nhằm thực hiệnluật, công ước quốc tế các chính sách, chương trình, dự án, kế hoạch về dân số,gia đình và trẻ em ởtỉnh.
Uỷ ban Dân số, Giađình và Trẻ em tỉnh chịu sự lãnh đạo toàn diện của Uỷ ban nhân dân tỉnh và chịusự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kếhoạch hóa gia đình và Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Uỷ ban Dân số, Giađình và Trẻ em tỉnh có con dấu và tài khoản tại Kho bạc nhà nước.
2. Nhiệm vụ, quyềnhạn:
Uỷ ban Dân số, Giađình và Trẻ em tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
2.1. Trình Uỷ ban nhândân tỉnh kế hoạch 10 năm, 5 năm, hàng năm, chương trình mục tiêu, các dự án vềdân số, gia đình và trẻ em theo chương trình mục tiêu quốc gia; tổ chức việcthực hiện kế hoạch, chương trình đó sau khi được phê duyệt;
Quản lý có hiệu quảcác nguồn lực đầu tư cho các chương trình mục tiêu về dân số, gia đình và trẻem ở tỉnh;
2.2. Trình Uỷ ban nhândân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa một số chủ trương,chính sách, chiến lược về dân số, gia đình và trẻ em, phù hợp với tình hình,đặc điểm ở tỉnh;
Ban hành các văn bảnnghiệp vụ chuyên môn về công tác dân số, gia đình và trẻ em ở tỉnh và tổ chức hướng dẫn thựchiện;
2.3. Kiểm tra, thanhtra việc thực hiện các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách và chươngtrình hành động về lĩnh vực dân số, gia đình, trẻ em; giải quyết đơn thư khiếunại, tố cáo của công dân thuộc phạm vi nhiệm vụ và thẩm quyền;
2.4. Tổ chức thực hiệnkế hoạch phối hợp với các ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội ở tỉnh về công tác tuyên truyền,giáo dục, vận động mọi tầng lớp nhân dân, các gia đình nhằm thực hiện chínhsách dân số, gia đình và trẻ em; tổ chức thực hiện "Ngày Dân số","Ngày Gia đình Việt Nam" và "Tháng hành động vì trẻ em"hàng năm.
2.5. Ở những tỉnh có các hội hoạt độngvề lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em thì Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cónhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các hội này;
2.6. Thực hiện dịch vụtư vấn về dân số, gia đình, trẻ em;
2.7. Vận động các tổchức và cá nhân trong nước, nước ngoài để bổ sung nguồn lực cho Quỹ Bảo trợ trẻem; hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em;
2.8. Tổ chức thu thập,xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin về dân số, gia đình, trẻ em phục vụ choquản lý, điều phối chương trình dân số, gia đình và trẻ em của tỉnh và cả nước;Tổ chức phân tích, đánh giá tình hình thực hiện luật, công ước, chính sách, chươngtrình, kế hoạch hành động, về dân số, gia đình và trẻ em; thực hiện chế độ báocáo định kỳ về Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa giađình và Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam;
2.9. Tổ chức việcnghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu, tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào côngtác dân số, gia đình, trẻ em ở tỉnh;
2.10. Hướng dẫn, bồi dưỡngnghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em ở tỉnh.
3. Tổ chức bộ máy củaUỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh:
3.1. Lãnh đạo Uỷ bangồm có:
Chủ nhiệm;
Các Phó Chủ nhiệmchuyên trách;
Các ủy viên kiêm nhiệmlà đại diện lãnh đạo của các cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đàotạo, Sở Y tế, Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Thể dục thể thao, Sở Lao động, Thươngbinh và Xã hội, Công an tỉnh và mời lãnh đạo của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Liênđoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản HồChí Minh tham gia là thành viên. Ngoài các thành phần nêu trên, căn cứ vào điềukiện và tình hình cụ thể ở địaphương mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc bổ sung thêm các thànhviên khác, như: Sở Tư pháp, Hội Cựu chiến binh và Bộ đội biên phòng (đối vớinhững tỉnh miền núi có biên giới quốc gia).
Chủ nhiệm, Phó Chủnhiệm do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩnchuyên môn nghiệp vụ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạchhóa gia đình và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Namban hành.
Các ủy viên kiêm nhiệmdo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ banDân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh.
3.2. Các phòng chuyênmôn nghiệp vụ: Bộ máy Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh có Văn phòng vàmột số phòng chuyên môn nghiệp vụ. Căn cứ đặc điểm, tình hình cụ thể ở địa phương,tính chất, khối lượng nhiệm vụ, yêu cầu quản lý nhà nước, Chủ tịch Uỷ ban nhândân tỉnh quyết định số lượng các phòng chuyên môn và Văn phòng nhưng bảo đảm ở những tỉnh có dân số từ1.500.000 người trở lên không quá 4 phòng chuyên môn, ở những tỉnh có dân số dưới1.500.000 người không quá 3 phòng chuyên môn.
Biên chế của Uỷ banDân số, Gia đình và Trẻ em do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định trongtổng số biên chế được giao.
3.3. Các đơn vị sựnghiệp, bao gồm:
Quỹ Bảo trợ trẻ em;
Trung tâm Tư vấn, dịchvụ dân số, gia đình và trẻ em.
Cơ chế hoạt động củacác đơn vị sự nghiệp nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành.
II. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVÀ NHIỆM VỤ VỀ CÔNG TÁC DÂN SỐ, GIA ĐÌNH, TRẺ EM Ở QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ VÀ THÀNHPHỐ THUỘC TỈNH
(sau đây gọi chung là huyện)
1. Xây dựng kế hoạch10 năm, 5 năm, hàng năm, chương trình mục tiêu, các dự án về dân số, gia đìnhvà trẻ em trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
2. Kiểm tra, thanh traviệc thực hiện kế hoạch, chương trình, các dự án đã được phê duyệt và các quyđịnh của pháp luật, cơ chế, chính sách về dân số, gia đình, trẻ em;
Giải quyết đơn thưkhiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em thuộcthẩm quyền;
3. Quyết định kế hoạchphối hợp với các ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội ở huyện thực hiện công tác tuyêntruyền, giáo dục, vận động mọi tầng lớp nhân dân, các gia đình trong việc bảovệ, chăm sóc trẻ em, thực hiện chính sách dân số và xây dựng gia đình no ấm,bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; tổ chức thực hiện "Ngày Dân số',"Ngày Gia đình Việt Nam", "Tháng hành động vì trẻ em" hàngnăm;
4. Thực hiện một số chươngtrình, dự án về dân số, gia đình, trẻ em ở huyện theo sự hướng dẫn của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnhtổ chức vận động, xây dựng, quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em huyện thựchiện, lồng ghép và quản lý các nguồn lực theo chương trình, mục tiêu; thực hiệndịch vụ tư vấn về dân số, gia đình, trẻ em; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụngQuỹ Bảo trợ trẻ em;
5. Tổ chức thu thập, lưutrữ và phổ biến thông tin về dân số, gia đình, trẻ em phục vụ cho quản lý điềuphối chương trình dân số, gia đình và trẻ em ở huyện; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về Uỷ ban Dânsố, Gia đình và Trẻ em tỉnh;
6. Tổ chức việc ứngdụng kết quả nghiên cứu và tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào công tác dân số, giađình, trẻ em ở huyện;
7. Hướng dẫn nghiệp vụcho cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em ở huyện.
Để giúp Uỷ ban nhândân huyện quản lý nhà nước về công tác dân số, gia đình và trẻ em, Uỷ ban nhândân tỉnh căn cứ khoản 3 Điều 1 Nghị định số 12/2001/NĐ-CP của Chính phủ và đặcđiểm, tình hình ởđịa phương, quyếtđịnh tổ chức làm công tác dân số, gia đình và trẻ em ở huyện theo hướng: thành lập Uỷban Dân số, Gia đình và Trẻ em là một cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dânhuyện hoặc bố trí công chức làm việc theo chế độ chuyên viên, tham mưu cho Chủtịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nướcvề dân số, gia đình, trẻ em trên địa bàn huyện.
Biên chế công chức làmcông tác dân số, gia đình và trẻ em do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyếtđịnh trong tổng biên chế được giao.
III. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC DÂN SỐ,GIA ĐÌNH, TRẺ EM Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(sau đây gọi chung là xã)
1. Thực hiện kế hoạchhàng năm về công tác dân số, gia đình, trẻ em theo kế hoạch, chương trình côngtác do Uỷ ban nhân dân huyện giao;
2. Tổ chức việc hướngdẫn, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chủ trương, cơ chếchính sách, chương trình, kế hoạch về dân số, gia đình, trẻ em; tổ chức thựchiện "Ngày dân so "Ngày gia đình Việt Nam" và "Tháng hànhđộng vì trẻ em";
3. Kiểm tra việc thựchiện các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách về dân số, gia đình, trẻ emở xã;
4. Thực hiện chươngtrình, dự án từ các nguồn tài trợ trong và ngoài nước do Uỷ ban nhân dân huyệngiao; xây dựng và quản lý việc sử dụng có hiệu quả Quỹ Bảo trợ trẻ em xã và cácnguồn vốn dành cho công tác dân số, gia đình và trẻ em;
5. Quản lý hoạt độngcủa mạng lưới cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em đến tận thôn, xóm, bản,tổ nhân dân để cung cấp dịch vụ, tư vấn và thu thập thông tin làm báo cáo địnhkỳ liên quan đến hoạt động dân số, gia đình và trẻ em.
Căn cứ quy định củapháp luật và nhiệm vụ công tác dân số, gia đình và trẻ em ở xã nêu trên, Uỷ ban nhân dântỉnh hướng dẫn cụ thể việc tổ chức và hoạt động của Ban Dân số, Gia đình và Trẻem xã.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này cóhiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các Mục I, II, III trong Thông tư. liên tịch số13/1998/TTLT-BTCCBCP-BVCSTEVN ngày07/1/1998 của Ban Tổ chức - Cánbộ Chính phủ và Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam và thay thế các MụcI, II, III trong Thông tư liên Bộ số 31/TTLB ngày 10/11/1993 của Ban Tổ chức -Cán bộ Chính phủ và Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình.
2- Ban Tổ chức chínhquyền tỉnh có trách nhiệm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện Thông tưliên tịch này.
3. Trong quá trìnhthực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Uỷ banQuốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình và Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ emViệt Nam để nghiên cứu giải quyết./.