Đấu Khải Chương 18

Đấu Khải
Tác giả: Lão Trư (老猪)
Tiết 18: Đấu khải cố sự

Người dịch: Keny
Nguồn: Vip VD










Lúc còn ở Lạc kinh, Mạnh Tụ đã được nghe về cố sự của đấu khải.

Nhìn bề ngoài, đấu khải tương tự như khải giáp bình thường, nhưng nó mạnh hơn khải giáp bình thường rất nhiều. Dưới sự khu động nhờ nội lực của khải đấu sĩ, đấu khải không những không trở thành gánh nặng cho võ sĩ, ngược lại có thể tăng cường lực lượng cùng tốc độ của võ sĩ, giúp cho thân thể bọn họ nhẹ như chim yến, đao thương bất nhập. Thiên Vũ đế, Trường Sinh đế, Lan Lăng vương, Cao Vô Địch, Hoa hiệu úy, Tổ Văn Kê, Mộ Dung Quân, Dương Kình Thiên, Mẫn Thiên vương, Trần bạch mã —— những cái tên chói sáng trong lịch sử này đều là đấu khải sĩ cường hãn nhất mọi thời đại. Những cường giả này thân mang đấu khải tung hoành rong ruỗi trên chiến trường, vì nước chinh chiến, đánh đâu thắng đó, tạo thành những truyền thuyết thần kỳ nhất trong ba trăm năm qua.



Vũ khí đấu khải từ ngày đó trở thành vương giả tuyệt đối trên chiến trường, đã khắc sâu ảnh hưởng của nó tới vận mệnh mảnh đất Trung Nguyên. Ba trăm năm trước, Tiên Ti Thác Bạt tộc chẳng qua chỉ là man tộc trên thảo nguyên chuyên nhặt phân dê kiêm nghề lưu phỉ —— toàn tộc ngay cả một người biết chữ cũng đều không có, thấy mã phu chăn ngựa còn dập đầu cúi lạy tưởng là thần, là một man tộc cực kỳ kém cỏi đần độn.

Một lần ngẫu nhiên, đám man tộc này đột nhiên nhặt được kỹ thuật đấu khải từ trên trời rơi xuống —— còn về đến cùng thứ Tiên Ti tộc nhặt được là thứ gì, thư tịch hay là thần tiên hạ phàm nói cho biết, sử sách không nói rõ ràng. Có điều đám sử quan đại đa phần đều khẳng định bọn họ nhặt được đấu khải —— chiếu theo kiến thức của Tiên Ti tộc lúc đó, thư tịch đối với bọn họ chẳng khác giấy chùi đít là bao, thần tiên hạ phàm nếu không mang thiên binh thiên tướng hộ vệ thì cũng hơn phân nửa bị bọn họ hâm thang.

Sử quan hậu thế cũng tốt, láng giềng đương thời trên thảo nguyên cũng tốt, mọi người đều không ai biết chuyện gì, đám Tiên Ti khắp người toàn mùi phân dê đột nhiên phất lên, tranh đấu với những bộ tộc xung quanh toàn thắng —— đối với Tiên Ti tộc được trang bị đấu khải, loại vũ khí đi trước thời đại cả mấy trăm năm mà nói, để đối phó với đám bộ tộc chỉ biết cầm mộc bổng và roi da để chăn dê quả thực là người lớn đánh con nít, thích giết thế nào thì giết.

Chuyện tiếp theo là tiết mục ngàn năm không hề thay đổi trên thảo nguyên, mỗi một bộ lạc khi mới quật khởi đều phải trải qua: chinh chiến, cướp đoạt, giết hại, thôn tính, binh đoàn đấu khải của người Tiên Ti nghiền nát thần thoại kỵ xạ của thảo nguyên, Tiên Ti tộc nhặt phân dê một bước lên trời, trở thành một trong mười ba ma trên thảo nguyên —— Ở thảo nguyên, "Ma" chính là xưng hô đầy kiêu hãnh, mười ba ma thảo nguyên, chỉ chính là mười ba bộ tộc cường đại nhất.

Đối với Tiên Ti tộc mới quật khởi, những Ma tộc bộ lạc khác vẫn duy trì độ cảnh giác rất cao. Vì thanh danh người đứng đầu thảo nguyên, cũng vì bảo vệ mục trường và đàn dê, đám tù trưởng triệu tập dũng sĩ lại, quyết tâm cùng bộ lạc mới nổi kia quyết một trận tử chiến. Song phương mài đao luyện binh, trận đại chiến trên thảo nguyên bắt đầu….

Nhưng thủ lĩnh Tiên Ti tộc - Mộ Dung Long Thành —— cũng là người được hậu thế xưng là "Có con mắt chiến lược siêu phàm, từ nhỏ trong lòng ngực đã ôm chí hướng bao la - Thiên Vũ đại đế" —— gặp được một tên cẩu đầu quân sư tên là Diệp Khuynh Hoài, kẻ sau này đã nói với Mộ Dung Long Thành: "Đánh tới đánh lui trên thảo nguyên chẳng qua là cướp dê, cướp mục trường, thêm mấy tiểu cô nương chăn thả mà thôi, chơi nhiều như vậy, ngài không chán sao?"

Chiếm đất, cướp dê, chơi đùa đàn bà mãi, đích thực Mộ Dung Long Thành cũng cảm thấy chán ngấy, dê nướng dê hâm dê xào thịt rồi canh dê ăn nhiều đến phát hoả, Mộ Dung Long Thành khiêm tốn thỉnh giáo Diệp Khuynh Hoài, có trò gì mới sao?

Diệp Khuynh Hoài quả không phụ với “mỹ từ” cẩu đầu quân sư, đưa ra cho Mộ Dung Long Thành một chủ ý: "Đại vương, giang sơn Trung Nguyên phồn hoa tựa cẩm, Lạc kinh tập trung tinh hoa thiên hạ, các cô nương càng là thế gian tuyệt sắc, sao không đoạt lấy?"

Nam tử thảo nguyên đều là kẻ hào sảng, Mộ Dung Long Thành vừa nghe liền vỗ bàn: "Đã làm!" —— Thế là, Trung Nguyên Lưu Hán đế quốc - nền văn minh văn hóa rực rỡ, chưởng khống hai trăm triệu thần dân, ba trăm vạn quân đội, cứ như thế bị ba ngàn đấu khải của Tiên Ti tộc "Đã làm" .

Chín quan trường thành bị công hãm, dã chiến trên bình nguyên Thiều Hàm bị đánh bại, Thái Bình quan bị công hãm, phòng tuyến Xương Cốc sụp đổ. . . Chín lần đại chiến, toàn bộ đều lấy người Tiên Ti đại thắng mà chấm dứt. Mãnh tướng, dũng tướng, trí tướng, danh tướng, lão tướng, tiểu tướng, nho tướng, đại tướng của triều đình Lưu Hán toàn bộ đều bị ba ngàn đấu khải của Tiên Ti tộc nghiền thành vụn cốt, trăm vạn biên quân không phải tan vỡ mà là bị tận diệt, cho đến khi người Tiên Ti tiến vào Lạc kinh, Lưu Hán mạt thế hoàng đế Lưu Thư Gia trước khi đốt lửa tự thiêu vẫn không hiểu nổi: "Trẫm có trăm vạn đại quân, người Tiên Ti chẳng qua chỉ có mấy ngàn người, vì sao lại đánh không nổi?"

Đương nhiên, giật lùi lịch sử lại ba trăm năm sau, nghi vấn này đã không gọi là nghi vấn nữa rồi, ngay cả thường dân như Mạnh Tụ cũng biết, máu thịt con người không cách nào có thể chống đỡ được đấu khải, có thể ngăn cản đấu khải chỉ có đấu khải —— còn có Minh giác sư xuất hiện sau này.

Chính bởi vì đấu khải có uy lực khủng bố đến thế, tiếp thu bài học diệt vong của Lưu Hán, Bắc Ngụy cũng tốt, Nam Đường cũng tốt, Tây Thục cũng tốt, các quốc gia đều rất coi trọng đến điều này, tận lực gây dựng chiến lực cho đấu khải của chính mình.

Nếu như nói người Tiên Ti kiến lập đế quốc đấu khải thông qua là một tác phẩm điện ảnh hài kịch tên là "Trời giáng hoành tài" thì quá trình Nam triều Lý Đường kiến quốc chỉ có thể diễn tả bằng một bộ phim bi kịch tên gọi là 'Nước mất nhà tan' .

Từ xưa tới nay, thịnh yến của dân tộc trên thảo nguyên đều kiến lập trên máu và nước mắt của nông dân ở Trung Nguyên, lần này cũng không ngoại lệ. Lạc kinh mất vào tay giặc, Lưu Hán diệt vong, nhưng quý tộc Tiên Ti vào thành lại không có ý thức tự giác xây dựng quốc gia. Võ sĩ Tiên Ti làm giàu dựa trên truyền thống quang vinh đao và máu, ở trong Lạc kinh tiến hành giết hại cùng cướp bóc mười ngày liền. Lạc kinh máu chảy thành sông, lửa cháy ngút trời, bảy trăm năm phồn hoa của Lưu Hán đế quốc cùng văn minh tích lũy cả ngàn năm của Trung Nguyên Hán tộc, tất cả đều bị giày xéo dưới gót sắt chiến sĩ Tiên Ti tộc, sử xưng là "Lạc kinh chi đồ" .

Đến sau, ngự dụng văn nhân biện giải nói, đó là vì bởi vì lâu nay Hán tộc Trung Nguyên luôn ức hiếp cùng khinh thị Tiên Ti tộc, dẫn đến cảnh bất hạnh ngoài ý muốn kia, còn biên ra mấy thứ đại loại như thất đại hận - tám đại cừu nhằm thuyết minh người Hán ở Trung Nguyên đối xử với dân tộc thảo nguyên đã làm bao nhiêu điều ác —— nói cách khác là thâm cừu đại hận do trước đó người Trung Nguyên ở biên tái giẫm đạp lên người Tiên Ti —— Còn về chuyện giết hại ở Lạc kinh, đây chẳng qua là quá trình giao lưu cùng hòa hợp dân tộc hết sức bình thường, mọi người không cần phải canh cánh để trong lòng.


Nhưng đáng tiếc, không phải mọi người ai cũng đều có tấm lòng rộng rãi độ lượng đến mức vô biên như vậy. Đương thời, trong đám tàn quân đào thoát khỏi Lạc kinh có một sĩ quan trẻ tên là Lý Trường Sinh, bên trong quốc đô ngun ngút khói lửa có vợ con và cha mẹ hắn. Tên sĩ quan trẻ đó nuốt nước mắt vào tim phát thệ, tuyệt không quên những chuyện xảy ra hôm đó: "Hết thảy những gì Ma tộc làm chúng ta làm hôm nay, ngày khác tất sẽ đền lại gấp trăm lần, chúng ta cũng muốn tạo ra đấu khải của riêng mình, lấy sắt và máu đối kháng với bọn chúng! Tiên Ti tất phải bị hủy diệt!"

Bộ đội đấu khải của Nam triều kiến lập trải qua vô vàn gian nan và quanh co. Tàn dư Lưu thị hoàng tộc muốn thử trùng kiến chính quyền ở Giang Nam, nhưng giữa thời đại bấp bênh hỗn loạn, uy hiếp đến từ đế quốc Bắc Ngụy ngày càng lớn, đám con cháu hoàng tộc quen an nhàn sung sướng không cách nào thích ứng với thách thức tàn khốc như thế, bọn họ mơ màng tự huyễn hoặc bản thân, cúc cung quỳ gối tiến cống với phía bắc, duy trì chính quyền Nam Hán bạc nhược.

Lúc này, quân đoàn do Lý Trường Sinh cầm đầu nhanh chóng quật khởi, bọn họ chủ trương báo thù, chủ trương kiến lập bộ đội đấu khải của riêng người Hán, chờ ngày Bắc phạt phục quốc. Lập trường cường ngạnh của bọn họ được triều đình và dân chúng chống đỡ, nhóm sĩ quan trẻ này lấy Tương Phàm làm trung tâm, gây dựng quân đội của chính mình, hình thành thế lực quân phiệt mới.

Thời vận trùng hợp, người Tiên Ti sơ nhập Trung Nguyên kiến lập nên đế quốc Bắc Ngụy, cơ cấu tổ chức của dân tộc thảo nguyên thô ráp, thiếu hụt ý thức bảo mật phòng bị, bị một tay kỹ sư người Hán liều chết đánh cắp kỹ thuật hạch tâm chế tạo đấu khải rồi trốn khỏi Lạc kinh, sau cùng kỹ thuật này rơi vào tay Lý Trường Sinh. Dựa vào món quà trời ban đó, Lý Trường Sinh kết hợp với kỹ thuật riêng của mình, cũng chế tạo ra đấu khải đặc trưng cho phương nam, được hậu thế xưng là "Nam Hưng hệ Hán đấu khải" .

Dựa vào hai ngàn Nam Hưng đấu khải mới chế tạo, Lý Trường Sinh đã thành công ngăn cản một đợt tiến công của Tiên Ti Bắc Ngụy, cứu vãn chính quyền của người Hán đang bên bờ sụp đổ. Tiếp đó, Tây Thục tách ra khỏi vương triều Nam Đường, bọn họ cũng có được kỹ thuật cùng công nghệ chế tạo đấu khải cho riêng mình.
truyện được lấy từ website tung hoanh
Hiện tại, xuất hiện trước mặt Mạnh Tụ chính là một trận chiến đấu giữa các đấu khải sĩ. Ba tên đấu khải đang vây công một đấu khải khác. Mạnh Tụ nhìn ra, tên đấu khải đang bị vây công chính là “Dương Uy” mà hắn đã gặp qua —— hoặc nói cách khác là "Diệt Tuyệt vương" ——mặt hắn được mũ giáp màu đen cùng hộ mặt che phủ, nhưng Mạnh Tụ vẫn nhận ra được thân hình hắn, đặc biệt là đôi chân dài hơn hẳn thường nhân.

Toàn thân Nguyễn Chấn Sơn khoác một khải giáp đen sì, khải giáp dày đậm che phủ cả người hắn, phần đầu cổ có khuyên cổ, mũ giáp và che mặt bảo hộ, trên người có giáp vai, ngực giáp, tí giáp, bao tay… mấy kiện bảo hộ, thân dưới có quần giáp, hộ đùi, hộ đầu gối, chiến ủng…mấy kiện bảo hộ, có thể nói là vũ trang đến tận răng —— Mạnh Tụ nhìn mà tặc lưỡi, toàn thân đều được trang bị, dễ ước chừng phải đến trăm cân, dạng này mà đâm thẳng xuống tới, khó trách đánh đâu thắng đó.

Hai bên giáp vai trái phải của Nguyễn Chấn Sơn có đúc một đầu hổ đang gầm gào, khí thế rất uy mãnh, còn ba bộ đấu khải đang đuổi giết hắn, từ ngoại hình xem ra so với đấu khải của Nguyễn Chấn Sơn thì hơi nhỏ hơn, trên giáp vai đều đúc tiêu ký đầu lang.

Nguyễn Chấn Sơn tay cầm thiết bổng, ba bộ đấu khải truy kích nắm lấy lang nha bổng, thiết côn, đại thiết chùy, tất cả đều là vũ khí hạng nặng. Tuy lấy một địch ba nhưng rõ ràng Nguyễn Chấn Sơn mạnh hơn một bậc so với đám khải đấu sĩ vây công, thiết bổng trong tay hắn múa đến ào ào vang dậy, hóa thành một con hắc long xoáy vòng quanh người, mấy lần đem những đấu khải truy kích đánh cho té ngã xuống đất.

Nhưng đám đấu khải sĩ truy kích phối hợp rất nhịp nhàng, một khi có người bị đánh bại, hai người còn lại lập tức xông lên giáp công yểm hộ, ngăn cản Nguyễn Chấn Sơn hạ đòn sát thủ, mà đấu khải sĩ vừa bị đánh ngã nhanh chóng bò dậy, chỉnh đốn rồi lại đầu nhập vào chiến đấu, chiến cuộc nhất thời cầm cự bất phân thắng bại.

Ba tên khải đấu sĩ truy kích giống như chó săn sống chết không tha Nguyễn Chấn Sơn, song phương đều lôi hết bản sự ra đánh, vũ khí trùng kích… thậm chí còn lấy thân thể ném mạnh lên đối phương, tiếng va đập trầm trọng "Phanh phanh" vang lên không dứt, kim loại va chạm bắn ra hoa lửa tứ tung.

Tí giáp bên tay trái của Nguyễn Chấn Sơn đã bị đánh gãy, ngực giáp và giáp vai đều nứt một khe lớn, những đấu khải truy kích cũng mình chồng chất vết thương, tàn khuyết không toàn, tổn thất của song phương đều rất thảm trọng, song vẫn chém giết không ngớt, không chết không thôi.


Tham khảo một chút:
Tiên Ti (tiếng Trung: 鲜卑, bính âm: Xianbei) là tên gọi một dân tộc du mục thời cổ đại ở phía bắc Trung Quốc. Nguyên gốc có lẽ là người Sơn Nhung, tên gọi Tiên Ti có nghĩa là điềm tốt lành (cát tường) và thú thần, có lẽ là chỉ tới loài tuần lộc.

Thời kỳ nhà Hán, sau khi các bộ lạc du mục ở phía đông người Hung Nô bị thiền vu Mặc Đốn đánh bại thì các bộ lạc này phải rút lui về sinh sống tại khu vực núi Ô Hoàn và núi Tiên Ti, từ đó mà có tên gọi hai thị tộc Ô Hoàn và Tiên Ti, được gọi chung là các dân tộc Đông Hồ. Người Tiên Ti khởi nguyên tại vùng núi Tiên Ti[1] trên ranh giới phía bắc Liêu Đông, sau đó chủ yếu hoạt động tại phía đông Nội Mông Cổ, trong khu vực phụ cận sông Cáp Cổ Lặc trong kì Khoa Nhĩ Thấm.

Trong thế kỷ 2 người Tiên Ti chiếm cứ lãnh thổ của Hung Nô, xưng hùng tại vùng tái bắc. Trong thế kỷ 4, sau khi Tây Tấn diệt vong, người Tiên Ti tại phía bắc Trung Quốc ngày nay lần lượt thành lập ra các nước Tiền Yên, Đại, Hậu Yên, Tây Yên, Tây Tần, Nam Lương, Nam Yên và Bắc Ngụy còn ở vùng ranh giới Mạc Bắc thì một chi xa của người Tiên Ti là Nhu Nhiên cũng xưng hùng xưng bá. Năm 439 Bắc Ngụy thống nhất phương bắc, sau đó giữa Bắc Ngụy và Nhu Nhiên thường phát sinh xung đột. Sau đó Bắc Ngụy trải qua lục trấn chi loạn và bị phân chia thành Đông Ngụy và Tây Ngụy. Sau này Đông Ngụy và Tây Ngụy bị Bắc Tề, Bắc Chu thay thế. Sau đó Bắc Chu thống nhất vùng Hoa Bắc. Tới năm 581 thì Bắc Chu bị Dương Kiên soán vị, lập ra nhà Tùy. Hãn quốc Nhu Nhiên xưng bá ở vùng biên giới phía bắc cho tới năm 552 thì bị hãn quốc Đột Quyết tiêu diệt. Trong thời kỳ Ngũ Hồ thập lục quốc tại khu vực ngày nay là Thanh Hải cũng có một chi xa của người Tiên Ti lập ra hãn quốc Thổ Cốc Hồn. Hãn quốc này tồn tại tới năm 663 thì bị Thổ Phồn tiêu diệt.







các bạn sau mỗi bài xin hãy ấn thanks 1 cái cho tui nhé
cám ơn trước



Ôi!!!Thói Đời Nghĩ Mà Đau Lòng
Ta Cười Cuộc Đời Lắm Nỗi Đau Thương

Nguồn: tunghoanh.com/dau-khai/chuong-18-Bxhaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận