Gã tép riu Chương 39


Chương 39
Vậy là không phải anh tài cán gì, mà chính sự biết điều của bà mẹ nạn nhân, nhất là của ông bác mà anh hoàn thành nhiệm vụ.

Tùng lễ phép chào hỏi, xưng tên, đưa thẻ nhà báo và giấy giới thiệu ra...

Sao lại đưa giấy giới thiệu như là đi liên hệ công tác ấy ?

Đấy là một bài học về nguyên tắc khi làm việc mà anh học được và đã một lần làm cho đối tượng chịu cứng. Vì thế để không bị rơi vào tình cảnh như họ, anh đã mang theo.

... Lần ấy, có hai cán bộ của cơ quan to nhất Thành phố gặp Tùng. Người khác thì có thể hoảng lên, dúm tứ túc lại. Anh thì tự tin, đàng hoàng. Mặt đối mặt, một trong hai người hỏi: Có phải anh là... ? Tùng thừa nhận và vặn lại:

-        Các anh vào phòng làm việc của tôi, có gắn biển chức danh trên cửa, trên bàn có tên tôi và chức danh mà các anh còn hỏi. Vậy xin được hỏi, hai anh là ai?

-        Chúng tôi là cán bộ bên... (nói tên cơ quan to nhất Thành phố ra).

-        Thế tên hai anh là gì ? Gặp tôi có việc gì ? Truyen8.mobi

Hai người đang định trả lời thì Tùng đã hỏi:

-        Các anh cho xem giấy giới thiệu, gửi đến đâu, làm việc gì, thời hạn hiệu lực của giấy giới thiệu, trong đó ghi rõ tên người cầm giấy, có ghi số chứng minh thư nhân dân không?

Hai người lúng túng nhìn nhau. Tùng khẳng định:

-        Không có giấy giới thiệu thì xin về lấy đã rồi quay lại, chúng ta sẽ làm việc.

Lúc ấy hai người mới nói thật là đến gặp anh xin cho người nhà được cấp giấy phép, hành nghề in ấn. Tùng kêu lên:

-        Trời đất, một chuyện đơn giản như thế, làm sao các anh phải đến, lại còn giơ cái cơ quan to đùng ra để.. nạt tôi à?

-        Tôi tưởng giấy phép in ấn khó lắm.

Tùng cười:

-        Giấy phép in thì cấp ngay. Giấy phép ấn thì dứt khoát không cấp được...

... Y như rằng, ông bác nạn nhân xem rất kỹ thẻ nhà báo và nhất là giấy giới thiệu của Tùng rồi đưa trả lại. Tùng lẻ phép mở đắu:

-        Được nghe tên bác đã lâu, vẫn ngưỡng mộ một cán bộ lão thành cách mạng. Ông bố tôi cũng hoạt động từ trước cách mạng, nhiều lần có qua lại bên quê bác. Không biết bác có biết, tên ông cụ tôi là...

-        À, thế thì có biết, có gặp nhau rồi, cụ là bố anh à?

-        Bố vợ ạ, nhưng ông cụ tôi đã hy sinh mấy tháng trước ngày tổng khởi nghĩa.

-        Ừ đúng rồi, tôi có nghe tin. Nếu còn... cũng là lứa chúng tôi nhưng hoạt động sớm hơn tôi và hơn tôi cũng dễ đến chục tuổi.

-        Nếu còn, năm nay cụ tôi củng hơn trăm tuổi ạ. Vâng, tôi chưa được gặp bác, nhưng rất biết người kế nhiệm bác...

Cứ thế Tùng nói chuyện quan hệ với người kế nhiệm thế nào. Người ấy kể anh nghe về vị này ra sao v.v... Khi đã tạo được không khí cảm thông, anh mới kéo về chuyện cả hai đang quan tâm. Tùng chia sẻ vể sự mất mát của gia đình, rằng cách giải thích của những người có trách nhiệm rõ ràng là chưa được gia đình và cả dư luận đồng tình, nhưng xin bác dùng cách khác, tiếp tục đề xuất với các cơ quan có trách nhiệm. Từng là cán bộ cao cấp của Đảng, nhà nước, chắc bác biết điểu quan trọng nhất là việc ổn định chính trị... Truyen8.mobi

Anh cũng ngượng mồm khi nói câu sau, nhưng trong tình thế này, bắt buộc phải dùng. Đúng lúc ấy, mẹ nạn nhân chít khăn tang, hai tay nâng tấm ảnh con trai có một dải băng đen chéo góc trước ngực từ phòng trong bước ra. Bà vừa khóc vừa thảm thiết gọi:

-        Ới các anh các chị nhà báo ơi...

Dù đã được công an mặc thường phục ngăn lại từ hai vòng ngoài, nhưng nhiều nhà báo vẫn cứ vào. Họ có cái lí của mình:

-        Chúng tôi được quyền tác nghiệp, không ai được phép cản trở.

-        Chúng tôi viết theo trách nhiệm, lương tâm và theo chỉ đạo của lãnh đạo chúng tôi.

-        Báo chí được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Báo chí là công cụ của Đảng. Các anh không cần dạy chúng tôi.

-        Chúng tôi muốn nghe bằng cả hai tai. Còn viết thế nào, đưa tin thế nào lại là chuyện khác.

Các nhà báo có mặt trong phòng đều xúc động. Tùng đến trước người mẹ mất con, nắm hai tay bà, vẻ mặt vừa căng thẳng vừa khổ sở, nói lời chia buồn, thông cảm với nỗi đau mất con của bà và xin bà cố gắng bình tâm...

-        Tất cả những người có mặt ở đây, ở cả ngoài kia và dư luận đều thấu hiểu nỗi đau của bà và đang cố gắng làm những gì có thể làm được.

Tùng biết mình đang nói những lời sáo rỗng, vô nghĩa. Chỉ nỗi đau của anh là có thật. Nhưng biết làm thế nào. Nếu bà mẹ hoặc ông bác hỏi, dư luận, bản thân anh, hay các nhà báo, có thể làm đươc những gì thì có lẽ anh tắc họng. Trong khi đó, tiếng khóc xen trong lời kể của bà mới đau đớn làm sao.

-        Các anh cac chị nhìn con tôi đi. Thằng bé khôi ngô tuấn tú thế này, làm sao lại có chuyện nó treo cổ tự tử hả giời ! Nói thế mà các người nghe được à ? Cơ quan pháp y đâu, pháp y quân đội đâu, khám nghiệm thi thể cháu thì biết ngay, nó tự tử hay bị đánh chết rồi treo cổ lên làm hiện trường giả chứ? Mà các nhà báo có biết không? Từ ngày con tôi chết đến giờ không một ông to bà lớn nào, không một thằng già thằng trẻ nào đen thắp cho cháu một nén hương, hỏi có ai oán không?

Bắt đầu những lời nặng nề rồi. Cứ để bà mẹ mất con này nói thì không biết sẽ còn đến đầu. Tùng đến bên ông bác khẩn khoản:

-        Bác giúp tôi, khuyên mẹ cháu, kẻo phẫn uất quá, chị ấy sẽ có những lời không nên nói ra.

Ngẫm nghĩ một lúc, như cố gắng lắm, ông bác mới nặng nề đứng dậy, chậm chạp bước đến trước mặt người mẹ đau khổ, thầm thì một cầu gì đó, không ai nghe rõ. Hai tay ông đặt trên hai vai người mẹ đau khổ, chầm chậm, xoay nửa vòng, hướng người mẹ và đứa con trên tay vào phía trong, rói cứ thé chầm chậm dìu cả hai mẹ con vào nhà trong.

Tùng thở phào như trút được gánh nặng. Vậy là không phải anh tài cán gì, mà chính sự biết điều của bà mẹ nạn nhân, nhất là của ông bác mà anh hoàn thành nhiệm vụ. Đúng là người tốt thì nhiều, người biết điều thì ít. Ông đúng là người có văn hóa chính trị cao lắm, trách nhiệm công dân cao lắm mới có cách ứng xử như thế.

Anh nhẹ đầu vì việc không diễn ra theo chiều hướng xấu, khiến trên dưới trong ngoài phải mất ăn mất ngủ nhiều ngày qua. Các nhà báo cũng nhận ra lúc ấy phải thế nào nên cũng không có ai hỏi câu gì. Họ lặng lẽ ra về. Và chắc chắn cũng được chỉ đạo đây là vấn đề nhạy cảm nên không khuấy lên, cũng không mổ sẻ thêm. Nhưng anh nghĩ, những người có trách nhiệm nên nghiêm khắc rút kinh nghiệm sâu sắc việc này mới phải.

Lòng trĩu nặng, anh nắm chặt tay ông bác, nói lời biết ơn người cán bộ lão thành cách mạng, bà mẹ đau khổ. Anh thấy mình như nặng nợ với họ, và biết chắc rằng, đôi mắt ai oán của người chết, hai người thân này sẽ trách giận và theo mình không biết đến bao giờ.

Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương tiếp theo một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/15478


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận