ALEXANDRE YERSIN (1863 - 1943)
Alexandre versin sinh ra ở Vaud (Vô, Thụy Sỹ) năm 1863, sau khi bố đã mất vì một cơn nhồi máu cơ tim đột ngột. Ông học ở trường Trung học tại Lausanne. Năm 1884, ông đến trọ ở nhà Giáo sư Wigand, Tiến sĩ Dược học, Giám đốc Viện Dược, Giám đốc vườn thực vật, Giáo sư thực thụ về thực vật học tại thành phố Margurg để theo học năm thứ nhất Y khoa. Năm 1885, ông chuyển sang học ở Paris; ở đó, ông đã được gặp gở Pasteur và Toux. Năm 1885, ông vào Hôtel - Dieu trong khoa của Cornil (Cornil). Năm 1887, ông trở thành bác sĩ ngoại trú tại bệnh viện Những đứa trẻ con ốm. Năm 1888, ông bảo vệ luận án Tiến sĩ Y khoa về Sự phát tnển của bệnh lao thực nghiệm. Bệnh này trở thành kinh điển dưới tên Bệnh lao kiểu Yersin. Năm 1889 ông nhập quốc tịch Pháp.
Khoa của Cornil tại Hotel Dieu nhận những bệnh nhân mắc bệnh chó dại cắn, từ nhiều nước Châu Âu tới để điều trị chống bệnh dại đặt ở Phố Ulm (Uyn). Năm 1886, Yersin say mê bởi môn vi trùng học, ông vừa đi học vừa làm việc không lương tại phòng thí nghiệm phố Ulm, rồi tại viện Pasteur mới khánh thành năm 1888. Kinh sợ bởi tác hại do bệnh bạch hầu của những đứa trẻ con ốm, ông đã thuyết phục được Roux - khi đó đang nghiên cứu trực khuẩn Koch - cùng tấn công bệnh bạch cầu thanh quản. Họ đã phát hiện ra độc tố của bệnh bạch hầu thanh quản, từ đó Roux và Behring chế được huyết thanh chống bệnh bạch hầu thanh quản. Năm 1889, Roux nhận ông làm thí nghiệm viên và cho ông tham gia vào việc giảng dạy giáo trình vi trùng học.
Năm sau 1890, bị lôi cuốn bởi biển cả, ông rời bỏ viện Pasteur và vào làm việc với tư cách là thầy thuốc cho hãng vận tải đường biển Messagenes mantimes trên tuyến đường Sài Gòn - Manila rồi Sài Gòn - Hải Phòng. Cuối năm 1891, ông thôi việc ở hãng này để đi khảo sát ở Đông Dương trong 2 năm, vì hồi đó Trung bộ hãy còn ít biết tới hoặc người Pháp còn chưa được biết tới.
Sau khi làm quen với thiên văn học, khí tượng học, vật lý, nghề chụp ảnh, ông lập các biên bản, minh họa các bản đồ, bằng các ảnh chụp đó là những tư liệu đầu tiên đối với một số vùng. Khi về ông vạch ra nhiều đường giao thông, một số đường đó được mở ra dưới sự chỉ đạo của ông. Ông đã xác định rõ vị trí của con sông Đồng Nai. Ông phát hiện cao nguyên thoáng khí và lành mạnh ở Lâm Viên. Vào năm 1897, khi Toàn Quyền Doumer mong muốn thành lập một trạm khí hậu với một nhà điều dưỡng ở núi cao, Yersin đã chỉ cho Doumer cao nguyên này; ngày nay ở đó là thành phố Đà Lạt đã được xây dựng.
Năm 1892, ông rời bỏ Hãng vận tải đường biển, trở thành thầy thuốc của Sở Y tế thuộc địa và lại trở về cộng tác với các công chức của Viện Pasteur. Năm 1894, Chính phủ Pháp cử ông đi nghiên cứu bệnh dịch hạch vừa mới phát triển ở Trung Quốc. Một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng đã nhắc lại là năm 1665, hơn 70.000 dân London đã chết về bệnh này. Ngày 20 tháng 6 năm 1894, một mình ông tìm ra ở Hồng Kông trực khuẩn gây ra bệnh này ngày nay được gọi tên ông: Yersinia Pestis. Trở về Paris, cùng với Calmette và Borrel, ông đã chế ra huyết thanh chống bệnh dịch hạch.
Năm 1898, ông sống cố định ở Nha Trang, nơi đó ông thành lập Viện Pasteur và quan tâm tới các bệnh đang hiện hành và các bệnh dịch trâu bò của địa phương. Ông chế ra các văcxin và huyết thanh chống bệnh dịch hạch của người, bệnh dịch hạch của bò, nghiên cứu bệnh uốn ván, bệnh tả, bệnh đậu mùa. Để tài trợ cho phòng thí nghiệm này, ông trồng ngô, lúa, cà phê. Ông cho trồng thử nhiều loại cây ở vùng Suối Dấu cách Nha Trang 20 km: cacao,
cà phê, cọ dầu, cô ca. Cuối cùng ông nhập và thuần hóa cây cao su (Hevea brasilliensis). Cây này sau đó phát triển và làm giàu cho đất nước ta, cho tới khi có sự cạnh tranh về cao su sau thế chiến thứ nhất. Trong chiến tranh này, Đông Dương không nhận được lượng ký ninh cần thiết để điều trị rất nhiều người mắc bệnh sốt rét. Năm 1915, ông trồng cây canh ki na ở Hòn Bà; năm 1925, ở Dran và Di Linh. Nhập và thuần hóa cây canh ki na (Cinchona ledgeriana). Năm 1923, ông đã thành công và từ đó Đông Dương đã có thể tự chế tạo ra ký ninh. Năm 1902, ông chuyển ra Hà Nội để điều hành trường Y mới được thành lập vào các năm 1903 - 1904. Năm 1923, trường này trở thành Trường Y và Dược.
Kể từ năm 1919, Bệnh viện của trường Đại học này được gọi là Bệnh viện Yersin; năm 1947, tên này vẫn được giữ nguyên dưới thời Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ năm 1904, Yersin lại quay trở về Nha Trang khi đó ông đã hơn 40 tuổi và ông sống ở đây 40 năm cho tới khi qua đời, vào năm 1943. Năm 1935, tên ông được đặt cho trường Trung học Yersin tại Đà Lạt. Ông chỉ rời nhà để hàng tháng đi thăm Viện Pasteur Sài Gòn mà ông lãnh đạo, và hàng năm đi thăm Viện Pasteur Paris mà ông là Giám đốc danh dự, sau khi bạn của ông Émile Roux qua đời vào năm 1933. Từ năm 1903, phòng thí nghiệm của ông ở Nha Trang đã chính thức trở thành Viện Pasteur Nha Trang.
Trong những năm cuối của cuộc đời mình, ông tìm thấy niềm vui thú lớn trong việc dịch tiếng La tinh và tiếng Hy Lạp. Ngày 1 tháng 3 năm 1943, ông lặng lẽ qua đời, thọ gần 80 tuổi. Ở Hà Nội và vài nơi khác, các con đường mang tên ông vẫn được giữ nguyên. Người ta có tạo dựng một truyền thuyết cho rằng, Yersin có một đứa con trai với một phụ nữ xinh đẹp thuộc bộ tộc người Rađê; nhưng thực ra, ông chỉ nhận một số người làm con nuôi mà thôi.
Là một nhà vi trùng học, một nhà thám hiểm, một Kỹ sư, một nhà nông học, nhà thiên văn học; ông say mê với mọi mặt của khoa học thuần túy và ứng dụng. Yersin qua đời trong sự gắn bó với những người dân Việt Nam: vẫn được tôn thờ, một ngôi đền nhỏ được dựng cạnh mộ ông ở Nha Trang.
GS. VŨ VĂN CHUYÊN