BỨC XẠ TỬ NGOẠI CỦA MẶT TRỜI
Trong bức xạ của Mặt Trời chắc chắn có nhiều tia từ ngoại, nhiều hơn ta thấy chúng từ Trái Đất bởi khí quyển Trái Đất đã hấp thụ chúng. Việc phóng bóng thám không không người lái mang theo các dụng cụ đo lường và máy phát vô tuyến lên độ cao 30 km hoặc trên nữa, cho thấy ở độ cao trên 25- 28 km nhiệt độ không khí tăng và đạt mức tối đa ở tầm cao 30 -35 km. Còn khi lên cao hơn nữa nhiệt độ lại giảm và cường độ của các tia tử ngoại lại tăng. Các nhà khoa học kết luận rằng ở độ cao 30 - 35 km diễn ra sự hấp thụ rất mạnh bức xạ tử ngoại của Mặt Trời với sự hình thành ôzôn. Ôzôn là phân tử bao gồm 3 (chứ không phải 2 như thường thấy) nguyên tử ôxy và nó hấp thụ rất mạnh các tia có bước sóng ngắn hơn 0,3 m, nhờ vậy nó đã cứu chúng ta khỏi tác động nguy hiểm lên các cơ quan thị giác. Bởi vậy nên sự xuất hiện các lỗ thủng ở tầng ôzôn thật đáng lo ngại; qua những lỗ thủng này các tia tử ngoại của Mặt Trời sẽ tới được bề mặt Trái Đất. Một trong những nguyên nhân phá vỡ "tấm lá chắn" ôzôn là sự thải vào khí quyển các hợp chất flocacbon được sử dụng rộng rãi trong tủ lạnh. Tuy nhiên năng lượng của các tia tử ngoại của Mặt Trời không chỉ bị tiêu hao vào việc hình thành ôzôn.
Sóng vô tuyến cũng như tất cả các sóng điện tử, đều được truyền lan theo đường thẳng. Nhưng nếu chỉ có vậy thì sự liên lạc bằng vô tuyến giữa châu Á và châu Mỹ là không thể có được vì Trái Đất là một quả cầu. Năm 1901 một kỹ thuật viên vô tuyến người ltalia tên là Guglienmô Maccôni (Guglielmo Marconi) đã thực hiện thành công cuộc liên lạc trực tiếp bằng vô tuyến giữa Anh và Mỹ. Bằng cách đó Maccôni đã chứng minh dứt khoát rằng sóng vô tuyến có thể đi vòng quanh Trái Đất.
Để làm được điều đó chúng phải bị phản xạ từ một "tấm gương" nào đó treo ở độ cao 150- 300 km trên Trái Đất "Tấm gương" ấy chính là những lớp ion hoá của khí quyển, còn nguồn lon hoá lại là bức xạ tử ngoại của Mặt Trời. Tóm lại các tia tử ngoại thâm nhập mạnh mẽ vào sinh hoạt của Trái Đất.
Vấn đề còn lại cuối cùng là trực tiếp đo cường độ bức xạ tử ngoại của Mặt Trời. Việc chế tạo ra các tên lửa đạn đạo cho phép các nhà nghiên cứu đưa dụng cụ đo ra ngoài khí quyển Trái Đất, lên độ cao trên 100 km. Và những lần phóng đầu tiên đã mang lại kết quả tốt đẹp, đã tìm thấy và đo được bức xạ tử ngoại của Mặt Trời. Bức xạ có bước sóng ngắn hơn 0,15 m có quan hệ không phải với bề mặt thấy được của Mặt Trời mà là với những tầng khí quyển cao hơn và nóng hơn của nó. Phổ của bức xạ ấy chứa những vạch phát xạ sáng mà dải mạnh nhất trong số đó đó 12 m thuộc về ôxy trung hoá. Cùng với sự phát triển của ngành thiên văn vệ tinh, việc nghiên cứu bức xạ tử ngoại của Mặt Trời đã trở thành một thành tố bắt buộc của nó. Nguyên nhân thật là rõ ràng: bức xạ tử ngoại kiểm soát trạng thái các lớp ion hoá của khí quyển và như vậy có nghĩa là chúng kiểm soát cả những điều kiện liên lạc vô tuyến trên Trái Đất đặc biệt ở vùng cực. Sự phụ thuộc không lấy gì làm dễ chịu ấy vào những tinh thất thường của Mặt Trời đã được giảm dần trong những thập niên gần đây khi hệ thống liên lạc vệ tinh được phát triển.