Tài liệu: Ba Lan - Chế độ xã hội chủ nghĩa và những khối đá đồ sộ

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Đặc điểm của kiến trúc đối những nước trong khối Xô Viết vào cuối thập kỷ 1940 và đầu thập kỷ 1950 là sự cưỡng bách trong tất cả các loại hình nghệ thuật.
Ba Lan - Chế độ xã hội chủ nghĩa và những khối đá đồ sộ

Nội dung

Chế độ xã hội chủ nghĩa và những khối đá đồ sộ

Đặc điểm của kiến trúc đối những nước trong khối Xô Viết vào cuối thập kỷ 1940 và đầu thập kỷ 1950 là sự cưỡng bách trong tất cả các loại hình nghệ thuật. Mặc dù như vậy, thời gian này cũng đã để lại nhiều tác phẩm kiến trúc có giá trị. Trong thời kỳ này kiến trúc có đặc điểm của những thiết kế qui mô nhỏ vào thế kỷ 1 8 và được hiện đại hóa theo thời kỳ giữa hai cuộc thế chiến Một trong những công trình tiêu biểu của thời kỳ này là Cung điện Văn hóa và Khoa học, một tòa nhà đồ sộ vươn cao lên ngay ở trung tâm thủ đô Warsaw. Mặc dù có những tháp lầu theo kiểu thời Phục hưng của Ba Lan, cung điện này có dáng dấp của những tòa nhà chọc trời do Stalin chỉ dạo xây dựng ở Moscow. Thực tế là người thiết kế cho tòa nhà này cũng là một kiến trúc sư Xô Viết, Lev Rudnev. Trong thời kỳ này những nhà thiết kế Ba Lan đặt trọng tâm vào việc tái thiết các công trình lịch sử đã bị tàn phá trong Thế chiến Thứ II. Việc tái thiết những tòa nhà ở Phố Cổ tại Warsaw, ở Gdansk và Wrociaw là những thành tựu mang tầm cỡ thế giới vào thời gian đó.

Từ năm 1956, khi ảnh hưởng của Liên Xô đã phai nhạt, nghệ thuật kiến trúc của Ba Lan lại tập trung vào các khuynh hướng đang thịnh hành ở phương Tây. Những công trình được xây dựng vào cuối thập kỷ 1950 và đầu thập kỷ 1960 mang tính chất đổi mới đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, không may là sự phát triển của kiến trúc, ở đây bị chững lại do thiếu các loại vật liệu chất lượng cao. Những dự án đồ sộ với qui mô lớn được hoàn thành vào thập kỷ 1970 là do nguồn tiền vay từ phương Tây. Trong giai đoạn này bắt đầu xuất hiện những dãy nhà liên tục được xây dựng bằng các khối bê tông đúc sẵn. Đến thập kỷ 1980, khi có cuộc khủng hoảng kinh tế, nền kiến trúc ba chững lại, và cũng là thời điểm bước ngoặt của nghệ thuật này, với sự hiện đại hóa cả về lý thuyết lẫn thực hành.

Thời kỳ bước ngoặt

Năm 1989, với những thay đổi cơ bản về chính trị và kinh tế, đã mở ra những cơ hội lớn cho sự phát triển nền kiến trúc ở Ba Lan. Có ít nhất ba giai đoạn đã diễn ra trong lịch sử kiến trúc của Ba Lan trong thời gian này.

Trong giai đoạn thứ nhất, những công trình nhỏ bắt đầu từ mấy năm về trước, vốn chỉ sử dụng những công nghệ sơ khai, đã dược hoàn thành. Trong thời kỳ này những bức tường bằng kính được coi là dạng kiến trúc hiện đại nhất. Ít có cơ quan nhà nước được xây dựng trong giai đoạn này, và những công trình thương mại thì chỉ chú trọng đến tính kinh tế và sự tiết kiệm trong xây dựng. Trong giai đoạn thứ hai, nhiều công ty nước ngoài đã được mở tại Ba Lan, và những tòa nhà văn phòng trang nhã đã được xây dựng. Những công trình này thu hút những nhà thiết kế giỏi nhất để thể hiện sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các công ty. Giai đoạn thứ ba diễn ra vào cuối thập kỷ 1990 thể hiện một nhu cầu về một môi trường thu hút và những công trình kiến trúc có chất lượng tương xứng những công trình điển hình trong giai đoạn này có nhà hát Ô-Pê-Ra tại Walsaw, cảng Praski cũng ở Warsaw, và Trung tâm Tài chính Warsaw. Tòa nhà của trung tâm tài chính này đã được coi là tòa nhà chọc trời dược thiết kế tuyệt vời nhất ở Ba Lan.

Những tòa nhà công sở

Một trong những thành tựu mang tính thu hút và sáng tạo nhất của kiến trúc Ba Lan trọng một thập kỷ trước là tòa nhà Thư viện Đại học Warsaw. Tòa nhà tuy thấp nhưng rất rộng được xây bằng bê tông này trông rất hấp dẫn với một vườn thực vật xanh tươi nằm ngay trên nóc nhà. Nội thất bên trong của tòa nhà này, cũng giống như các thánh đường của thế kỷ trước, được trang trí bằng các hình tượng phức tạp.

Một thư viện khác, Thư viện Silesia ở Katowice, được xây dựng năm 1989, một năm trọng điểm của Ba Lan. Thư viện này có một kho sách với những cột nhà thon thả, nằm trên một nền bệ hình tám cạnh, chung quanh có một bệ đất đắp cao trồng cỏ. Thư viện này cũng nằm trong một môi trường xanh với cây và hoa bao phủ tứ phía, mặc dù bên trong nội thất là những trang thiết bị điện tử hiện đại. Cũng giống như Thư viện Đại học Warsaw, mô-típ để trang trí bên ngoài tòa nhà là một yếu tố kiến trúc rất quan trọng.

Ngoài ra còn nhiều công trình kiến trúc dạng công sở có những nét nghệ thuật gây nhiều ấn tượng cho người xem. Tòa nhà Trung tâm Nghệ thuật và Công nghệ Nhật Bản Manggha ở Krakow, với những đường nét uốn lượn gợi nhớ đến những tranh khắc gỗ của Nhật. Nội thất bên trong là một sự kết hợp giữa những vật liệu truyền thống với công nghệ xây dựng hiện đại Có nét đặc sắc nhất là tòa nhà Thị trường Chứng khoản Warsaw, vốn là một trong những tòa nhà đầu tiên mà dạng kiến trúc đơn giản của nó tương phản hẳn với việc xử lý các vật liệu xây dựng. Đây là một tòa nhà xây theo dạng '' mở '', trong đó mỗi phần đều thông sang phần kế tiếp, không có cách ngăn. Ở đây sự trong sáng hiện đại được kết hợp với vẻ đẹp lý tưởng mang nhiều tính lãng mạn. Các tòa nhà Học viện Âm nhạc Poznan và nhà Hội đồng Warsaw-Bialoleka cũng là những công trình kiến trúc có nhiều nét độc đáo.

Những tòa nhà Thương Mại

Những tòa nhà dạng thương mại bao gồm các văn phòng công ty, ngân hàng, khách sạn, các trung tâm mua sắm. Mặc dù những tòa nhà này được xây dựng theo sự chi phối của tính kinh tế trong giai đoạn về sau, chất lượng của chúng cũng vẫn có thể so sánh với các tòa nhà của phương Tây. Trong số này có các công trình như tòa nhà cao tầng của Ngân hàng Pekao ở Warsaw, con đường có mái vòm ở Gdynia, tòa nhà Kolmex, tòa nhà văn phòng Zielna Point, tòa nhà văn phòng Dipservise,...

Trong khi đó các tòa nhà ngân hàng được xây theo tiêu chuẩn cao hơn các tòa nhà văn phòng. Một công trình được xây theo chuẩn mực cao vào cuối thời kỳ hiện đại hóa là tòa nhà của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Ngân hàng Mậu dịch ở Warsaw. Tòa nhà này là một khối cực kỳ phức tạp được bao phủ bởi kính và đá đen, trông giống như một tác phẩm điêu khắc trừu tượng.

Vào đầu thập kỷ 1990 có nhiều trung tâm mua bán đã được xây dựng. Thành tựu nổi bật nhất vào thời kỳ này là việc biến đổi một nhà máy lớn theo kiến trúc Gô-tích ở Gdansk thành một trung tâm mua bán. Ngôi nhà khổng lồ được xây dựng bằng gạch từ năm 1350 này là một trong những công trình kiến trúc công nghiệp cổ vĩ đại nhất của châu Âu. Người ta đã giữ lại cấu trúc nguyên thủy và những nét đặc trưng của tòa nhà này, với những bức tường ngoài bằng gạch vẫn được bảo tồn. Tòa nhà của khách sạn Pnorama ở Szcaecin- Podjuchy không những chỉ có một bối cảnh đẹp mắt mà còn là kết quả của một sự xử lý gỗ một cách tỉ mỉ và cách trang hoàng đặc biệt của nó.

Thập kỷ 1990 cũng được đánh dấu bởi việc tiếp tục xây dựng các công trình nhà thờ, vốn bắt đầu với qui mô lớn từ năm 1978. Trong số những nhà thờ được xây dựng vào thời kỳ này có nhà thờ Chúa Thánh thần ở Nowetychy, nhà thờ Thánh Zygmunt ở Warsaw, nhà thờ Thánh giá ở Katowice. Những kiến trúc đa dạng của các nhà thờ này bao gồm các phong cách Gô-tích, phong cách hiện đại và phong cách đổi mới. Nhà thờ Đô-Mi-Ních ở Sluzew, Warsaw gợi lại phong cách Gô-tích với vật liệu xây dựng là gạch cùng với các trụ ốp tường. Trong khi đó nhà thờ Tận hiến ở Wroclaw mang dáng dấp của cả những nhà thờ Gô-tích ở Silesia và cả những nhà thờ theo phong cách biểu hiện vào thập kỷ 1920 ở Đức.

Những khu nhà ở tại Warsaw được xây dựng theo phong cách tân hiện đại, với tầng trệt có bậc tam cấp đi lên, những hàng dài cửa sổ và sân thượng trên mái bằng, vốn là đặc trưng điển hình của Warsaw. Có những tòa nhà trông như đang trôi trong quang cảnh đô thị, với những hàng lan can giống như rào chắn trên tàu và những ô cửa sổ tròn cũng giống như những cửa sổ trên thân tàu. Một trong những ví dụ điển hình của khu nhà tập thể theo kiểu tân hiện đại là tòa nhà nằm bên bờ biển ở Gdýnia-Orlowo, với những hành lang ngoài, phần xây trồi bên ngoài và các sân hiên. Nhìn tổng quát, tòa nhà này nổi bật với các đường nét nằm ngang của các sàn ngăn cách giữa các tầng, được củng cố bằng những lan can bằng sắt. Những đường nét này được cân đối bởi những đường nét dọc của cầu thang và các thân cột.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2132-02-633492957324687500/Van-hoa---Xa-hoi/Che-do-xa-hoi-chu-nghia-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận