CẢNH SINH NỞ (TÌNH MẸ CON)
Phiên đoạn kiến trúc cung điện
Nghệ thuật Ấn Độ
Bằng đá bazan. Thế kỷ XI
Bảo tàng quốc gia New Delhi.
Phiến đoạn kiến trúc bằng đá bazal đen đẹp đẽ này, trích đoạn cảnh sinh nở rất gần gũi đời thường của thế giới thần linh. Hình tượng người phụ nữ với vẻ đẹp sung mãn, rạng rỡ hạnh phúc nằm tựa lưng với đứa trẻ nằm bên ngực, một người hầu bên cạnh làm tăng vẻ đẹp ấm áp gia đình. Phiên đoạn điêu khắc này ám chỉ sự sinh nở của (Krishna), sự hòa hợp giữa Devaki với Krishna hay của Shiva (nét riêng trong tính cách của Ngài).
Phía trên là các Thần, Thánh, có Thần Navagrahas (Thần tượng trưng cho các Hành tinh và các vì sao). Thần Ganesa là tượng trưng con trai hoặc hóa thân của Thần Shiva, là Thần trí tuệ, thông thái, nghệ thuật. Thần hạnh phúc và may mắn được biểu hiện bằng tượng mình người đầu voi. Thần Karttikaja biểu tượng chiến tranh và Linga biểu tượng dương tính, vật tượng trưng cho Thần Shiva - biểu tượng cho Vương quyền và thần quyền, thường đi đôi với Yoni là biểu tượng âm tính, tượng trưng cho phồn vinh, sinh sôi nảy nở.
Linga trong phiến đoạn này là biểu đạt chung cho chủ đề sinh nở với tất cả khái niệm tượng trưng vẻ đẹp quyền uy và hạnh phúc của mỗi con người khi cất tiếng khóc chào đời.