Tài liệu: Những nét chân dung Pablo Picasso (1881 - 1973)

Tài liệu
Những nét chân dung Pablo Picasso (1881 - 1973)

Nội dung

NHỮNG NÉT CHÂN DUNG SALVADOR DALI

 

"Sự khác biệt duy nhất giữa tôi và gã điên là ở chỗ tôi là kẻ không điên”. Điều nghịch lý rành rành đó của Salvador Dali đều được Frich dẫn ra trong tất cả cuốn sách và bài báo - số lượng chúng kể đến hàng ngàn - dành nói về các nhà danh họa bậc thầy của chủ nghĩa Siêu Thực ở phương Tây. Có thể khẳng định không một chút phóng đại nào, rằng lịch sử nghệ thuật thế giới không hề biết tới một họa sĩ nào mà khi sinh thời nhân cách ông ta được ca tụng say mê hết lời đến thế. Chính Dali với tính cách tự yêu mình và cá nhân chủ nghĩa vốn đặc trưng cho tâm tính mình, rất tin tưởng và làm tất cả để khiến người khác tin rằng ông là kẻ thiên tài. Nhật ký của bậc thiên tài - một trong những cuốn sách gây dư luận dữ dội của ông mang tiêu đề như vậy.

Song từ ''thiên tài'' vang lên quá trừu tượng, bởi vậy thường có những định ngữ khác nhau thêm vào cho tên của Dali như "Thần, Thánh”, “bí ẩn”, "đầy viễn tưởng”, ''không thể hiểu nổi”, "huyền thoại"... Song đó cũng chưa phải là toàn bộ những chiếc lá trên vòng nguyệt quế vinh quang của ông. Rôbe Đêsacnơ, người am hiểu nhất về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Salvador Dali tuyên bố gọi của mình là “niềm vinh quang vĩnh cửu”của Tây Ban Nha, bởi lẽ ông đã “thoát ra khỏi vòng thời gian về mặt trí tuệ”. Ông Tuytxơ Lunten, người giám hộ triển lãm kỷ niệm Dali tổ chức ở trung tâm Geores Pompidou (Paris ngày 18 tháng Chạp năm 1979 đến 21 tháng Tư, năm 1980), thấy được nơi nghệ thuật của ông ''sự chiêm nghiệm tuyệt đối với hiện thực, nơi bất kỳ sự hiển nhiên nào cũng tiềm thức sự bí ẩn”. Một tác giả Pháp khác, ông Đanich Abadi đã viết về: “Vũ trụ khai tịch luận cá nhân” của Dali về sự đóng góp của ông vào các ngành khoa học (đúng như nguyên văn!) và triết học.

Nhà văn Julien Green cam đoan rằng, dường như Dali đạt thấu cả hai cực vô cùng vô tận là Vũ trụ vĩ mô và Vũ trụ vi mô. "Vị Nghị sỹ xứ Catalogna" nơi họa sĩ ra đời năm 1904 ở thị trấn Figueras) năm 1982, tặng nghệ sĩ đồng hương của mình huy chương vàng và gọi Salvador Dali là ''cái mốc trong lịch sử văn hóa mọi thời đại”.

Chính Salvador Dali ''kẻ dấy loạn của chủ nghĩa Siêu Thực" là Viện sĩ hai Viện Hàn lâm nghệ thuật của Tây Ban Nha và Pháp, ông từng trở thành Hầu tước. Khi đọc hay nghe những gì tương tự, chỉ có thể đoán ra những điều đang nghĩ nơi con người vào sáu chục năm trước; trong nhiệt huyết cuồng say phủ định hết thảy của tuổi trẻ, đã ''kêu gọi" coi họa sĩ là chướng ngại cho sự phát triển văn minh và ''khinh bỉ mọi công trình đã tồn tại hơn hai chục năm”.

''Là họa sĩ, hãy vẽ đi''

Bốn mươi năm trước đây, khi sống ở Hoa Kỳ, Salvador Dali đã cho ấn hành một cuốn sách nhỏ độc đáo có tên Điều bí mật ma thuật trong đó ông dẫn ra mười quy tắc dành cho những ai đang phấn đấu trở thành họa sĩ. Cũng như người ta thường thấy ở Dali, cuốn sách này là một hỗn hợp sặc sỡ những hiệu quả quảng cáo trực tiếp và các luân lý lành mạnh, bổ ích. Theo sau lời khuyên đầu tiên rất hữu ích ''Là họa sĩ làm người giàu có tốt hơn chịu phận nghèo hèn" là một câu cách ngôn tuyệt vời "Đừng sợ sự hoàn thiện, vì bạn có bao giờ đạt được nó đâu”. ''Hãy nên tìm sự hoàn thiện nơi nghệ thuật vĩ đại của quá khứ”. ''Hãy bắt đầu học vẽ và hội họa giống như các danh họa ngày xưa, sau đó bạn mới có thể làm được những gì bạn muốn, nhưng có thế thì mọi người sẽ tôn kính bạn”.

Dali là một con người - điều này thật nghịch lý, nhưng là sự thật, - không bao giờ thừa nhận ưu thế của chủ nghĩa Modern trội hơn dòng Cổ điển cao cả, đặc biệt là thời Phục hưng, ông viết tiếp: ''Nếu bạn thuộc vào số những ai tin rằng dường như nghệ thuật hiện đại vượt trội hơn Vermeer và Raphael thì bạn vứt bỏ cuốn sách này và cứ việc an bài trong cơn bệnh điên rồ đầy khoái lạc của mình. Bổn phận của nhà họa sĩ, Dali phát biểu, là nghiên cứu thật sâu sắc nghề nghiệp, trở lên nghệ sĩ bậc thầy theo cái ý nghĩa có từ cổ xưa của từ này. Bởi thế hai trong số mười quy tắc - ''thói lười biếng sẽ chẳng sản sinh ra kiệt tác!" "là họa sĩ, hãy vẽ đi" - được Dali tuân thủ nghiêm ngặt suốt hơn tám chục năm của cuộc đời mình trong nghệ thuật. Chính Dali đã tự mình quan tâm sao để có nhiều huyền thoại kể về ông: chẳng hạn như tốc độ phi thường, thậm chí hoàn toàn tự động trong sáng tác của ông. Nhưng ta cần phải thừa nhận rằng, ông có được một tình yêu lao động thật hiếm có mà điều minh chứng cho sự thật, đó là một di sản sáng tạo đồ sộ: 1200 bức tranh, hàng nghìn bức vẽ, nhiều tranh khắc, tượng, vật tranh trang sức kim hoàn, tác phẩm trang trí và minh họa sách. Sự thật là ông không tuân theo một tín điều của mình "là họa sĩ - bạn không phải diễn giải, hãy vẽ đi và im lặng!” và ông đã viết nhiều tác phẩm khác nhau: tiếu lâm, thơ, tiểu thuyết, hồi ký, chính luận, cách ngôn, kịch bản điện ảnh, thậm chí cả kịch bản balê nữa. Trong số các đại diện lớn nhất của Chủ nghĩa Modern thế kỷ XX, không nghi ngờ gì nữa, Dali là một họa sĩ có ''tính văn chương" nhất.

Tài năng của Dali được thức tỉnh rất sớm, hiện còn giữ lại được bức họa phong cảnh do ông vẽ bằng màu dầu khi ông mới sáu tuổi! Cuộc triển lãm đầu tiên các tác phẩm của chàng họa sĩ mười bốn tuổi được tổ chức ở nhà hát thuộc tòa thị chính, công trình nhiều màu sắc ''Nhà hát - Bảo tàng Dali" - một công trình ''Siêu thực" vĩ đại của thế giới.

Những tác phẩm của chàng Dali trẻ tuổi mặc dù còn nặng tính bắt chước - anh vẽ theo các phong cách Ấn Tượng, Dã Thú, Sắc Điểm - Song lại khiến người ta phải ngạc nhiên bởi một tài nghệ sớm bộc lộ. ''Chàng vẽ bằng nỗi đam mê và say sưa như một kẻ điên" - ấy là những lời trong truyện ngắn do chàng trai Dali sáng tác. Khi 15 tuổi, cậu thiếu niên đã thử sức trong thi ca và viết cho tạp chí Studium những bài báo về Goya, El Greco, Dupre, Leonardo da Vinci, Micheangelo và Velazquez. Vào thời ấy, chàng đã đọc được một câu trong hồi ức của Ingres: ''Hình họa - đấy danh dự của nghệ thuật”, câu này đã trở thành phương châm độc đáo của ông. Chàng Dali trẻ tuổi đã vẽ một cách tuyệt hảo, và chẳng phải ngẫu nhiên mà các giảng viên Học viện Hoàng gia San Femando Madrid, nơi ông đã thi đỗ vào học năm 1921 đã đánh giá đặc biệt cao tính hoàn thiện trong nét vẽ, hình họa của ông.

Dali luôn luôn coi hình họa có ý nghĩa quyết định trong nghệ thuật "Với tất cả những kẻ bắt chước tôi, những kẻ mạt sát tôi và những đối thủ trong các cuộc tranh cãi với tôi''- ông viết - "Tôi chỉ có một câu trả lời mà ngày nay khó có hơn cả - đó là hình họa giỏi”. Ông đã soạn một khúc ca đích thực ngợi ca hình hoa như một phương tiện không gì thay thế được của nhận thức nghệ thuật: "Từ thời phát minh ra nhiếp ảnh người ta đã tái hiện nhiều khi không phải là thiếu tài năng, hàng trăm ngón tay, chân, mắt và lá cây. Những bàn tay do Ingres vẽ lên với tính chân thực rất thật, bức phác thảo bàn chân do Raphael xứ Urbino thực hiện, khuôn mặt hay chiếc lá được Leonardo da Vinci họa tới thời nay ngày càng sẽ trở nên kỳ quan chịu ơn mọi tình cảm và lý trí của con người bằng sự xuất hiện của nó". Dali nhắc đi nhắc lại không biết mệt rằng ''nhìn có nghĩa là suy nghĩ”, rằng nhà họa sĩ suy nghĩ bằng hình họa.

Những cội nguồn của nhiều điều, nếu không phải của tất thảy trong sáng tác của Salvador Dali, các mâu thuẫn gay gắt và giữa mặt mạnh của ông nằm ngay trong thời kỳ phát triển đầu tiên, trước Siêu Thực. Vào những năm 1921 -1929, ông đã nắm vững thấu đáo vốn kinh nghiệm của Chủ nghĩa Modem Châu Âu khi phát hiện ra cho mình các chủ nghĩa Lập Thể (Cubisme), Vị Lai (Futurisme), Cấu Trúc (Constructivisme) và Thuần Túy (Purisme). Picasso, Gris Chirico, Morandi, Braque, Matisse và Dali đã thử nghiệm các thủ pháp của những chủ nghĩa và những họa sỹ này trong các họa phẩm của mình. Khi đó ông đã sáng tác nhiều tác phẩm hiện thực có giá trị (chân dung rất có thần thái về cha cùng em gái bằng bút chì, chân dung hội họa có chiều sâu tâm lý vẽ cha, loạt chân dung tự họa), thậm chí ông đã nói tới “thẩm mỹ học của tính khách quan”. Ở Madrid nhà thơ vĩ đại Fredric Gacxia Loocca và đạo diễn điện ảnh Biuniuên đã trở thành những người bạn của ông (ông đã vẽ chân dung của họ).

Từ giai đoạn đầu nhà Siêu thực cho đến tận ngày cuối cùng của cuộc đời tích cực (nhà danh họa vẽ bức tranh cuối cùng vào tháng 5 năm 1983), Dali đã long trọng tuyên bố lập trường phi chính trị có tính nguyên tắc của ông. Song, vào tháng năm trước đó thì mọi sự đều khác thế. Dali đã từng có tinh thần vô Chính phủ (thậm chí có lần ông đã phải ngồi tù 35 ngày), ông khinh bỉ sự tồn tại của tiểu thị dân tù đọng và nghệ thuật của thói tiểu thị dân, ông từng vẽ các biếm họa chính trị (người ta còn giữ lại được bức chân dung khôi hài vẽ C.Frôxki năm 1923); ở thị trấn Figueras hẻo lánh, Dali là người duy nhất đặt mua tờ báo cộng sản: Nhân đạo. Năm 1929, có một sự kiện nhiều ý nghĩa, ở Paris khi chiếu bộ phim của Luiniuên và Salvador Dali Con chó xứ Andaludi. Trong tạp chí Mirado, Dali đã viết bài phản đối gay gắt chống lại thành công của bộ phim bởi công chúng Paris vốn ''vì thói trưởng giả hợm hĩnh đã vỗ tay tán thưởng tất cả những gì mà bọn họ tưởng là mới và lạ”. Ông thất vọng vì lẽ các khán giả không hiểu được ''nội dung tinh thần" của bộ phim này có khuynh hướng chống lại bọn trưởng giả tư sản “thật dữ dội kịch liệt”.

Thành công duy nhất có ý nghĩa đối với chúng tôi, Dali viết trong bài báo đó - ấy là lời phát biểu của Ayduaxtanh tại Hội nghị tổ chức La Xaratê và hợp đồng làm phim với nước cộng hòa Xô Viết”.

Chiếm lĩnh cái phi lý

“Vật chất hóa hình tượng của cái phi lý cụ thể với toàn bộ sự dữ dội của sự tinh vi cao nhất - đó là toàn bộ những gì mà tôi kỳ vọng trong hội họa. ''Bổn phận của chúng tôi là đạt tới một nghệ thuật chính xác nghệ thuật của những người điên, nhưng đồng thời không biến thành người điên như thế". “Hội họa - ấy là bức ảnh màu do bàn tay làm nên diễn tả tất cả mọi hình tượng có thể có, siêu tao nhã, kỳ lạ siêu thẩm mỹ của cái phi lý cụ thể”. “Cái phi lý cụ thể” là khái niệm then chốt trong Thẩm mỹ Siêu Thực của Dali, điều mà Dali coi là đóng góp của mình vào nghệ thuật. Khái niệm đó được hun đúc và được thể hiện thành thực tiễn sáng tạo nghệ thuật vào những năm 1929-1933 (giai đoạn sáng tác phong phú nhất và có nhiều thành công nhất của Dali).

Năm 1929 là năm có tính quyết định đối với là Salvador Dali. Ông phát hiện ra cho mình Chủ nghĩa Siêu Thực. Dali gặp gỡ với tình yêu của ông thể hiện nơi Gala; người sau đó trở thành vợ ông, người động viên cổ vũ và là chỗ dựa cho ông, nhà họa sỹ tài ba. Vốn là người gốc Nga, Gala (họ thật của nàng là Elêna Điacônôva, bạn quen của nữ thi sĩ Nga danh tiếng Marina Xvêtaieval từng là vợ của nhà thơ Paul Eluard đã ca ngợi rằng bằng việc sáng lập ''Quỹ Gala Salvador Dali”. Ông đã biến Gala thành một phụ nữ huyền thoại - một Đức mẹ - “nàng Lêđa thời nguyên tử”, trên một bức tranh ông vẽ Christophe Colombo mang lá cờ có chân dung nàng khi nhà hàng hải vĩ đại này bước lên bờ Tân Lục địa: "Tôi yêu Gala hơn cả mẹ, hơn cả cha, hơn cả Picasso và thậm chí hơn cả tiền bạc”. Lời tự thú yêu đương rất lạ thường này là cả con người Dali, có lẽ người duy nhất trong các họa sĩ thế kỷ chúng ta đã vẽ họa phẩm khổng lồ ngợi ca đồng đôla. Gala qua đời năm 1982, và nhà danh họa vẫn giữ tình thủy chung thật huyền bí đó với bà.

“Điều khác biệt giữa các nhà Siêu thực và tôi ở chỗ - Dali tuyên ngôn - họa sĩ Siêu thực, đó là tôi”. Ông tự hào vì lẽ ông đã làm phong phú cho chủ nghĩa Siêu thực bằng: ''phương pháp khủng hoảng hoang tưởng bộ phận” của mình ma thuyết phân tâm của Sigmund đã tạo nên cơ sở của nó. Dali gặp Freud ở London hè năm 1938 và đã vẽ bức chân dung tuyệt tác nhất của người sáng tạo thuyết Phân tâm.

Chủ nghĩa Siêu thực đã chấm dứt tồn tại như một trường phái có tổ chức trong nghệ thuật hơn bốn chục năm. Nhưng nó đã từng hưng thịnh sôi sục vào những năm ba mươi. Nhiều kỳ vọng của các nhà Siêu thực thật phóng khoáng vô cùng: họ đặt mục đích “thay đổi sự đời” và nhiều ít sẽ tạo ra từ một "Ý thức Mới”. Tạp chí của họ mà Dali đã từng cộng tác, mang cái tên rất kêu Chủ nghĩa Siêu thực phụng sự cách mạng. Bi kịch của các nhà Siêu Thực chính là ở chỗ “cuộc dấy loạn tổng lực” của họ chẳng liên quan gì đến cách mạng xã hội chân chính cả, họ gắng sức đi tìm cội nguồn tự do của nhân cách, của con người trong sự giải phóng tiềm thức, giải phóng bản năng của tình yêu và cái chết trong sự giải thoát khỏi cái ách của lý trí và của hiện thực đáng căm hờn. Trong các hình tượng Siêu Thực, Dali cũng nhìn thấy con đường “phá hủy hiện thực”, giải phóng khỏi ''những lý tưởng khả ố, đê tiện của bất kỳ cấp độ nào dù là thẩm mỹ, nhân bản, triết học”. Ông cũng muốn đưa những hình tượng lý tưởng của Chủ nghĩa Siêu Thực phụng sự cách mạng vào “Ý thức Mới”.

Song Dali, người tạo nên một cái đẹp lạ lùng đầy bí ẩn trờn trợn, chỉ có thể tìm thấy tự do hoàn toàn trong trí tưởng tượng vốn không thừa nhận bất cứ một sự cưỡng chế nào. ''Hoàn toàn hiển nhiên một điều là tôi căm ghét sự giản dị, chất phác với mọi hình thức của nó"- nhà danh họa viết. Ông toan tính xóa sạch ranh giới giữa lý trí và chứng điên cuồng mà ông ghét bỏ. Nhờ sự trợ giúp của phương pháp khủng hoảng hoang tưởng từng bộ phận đã khiến Dali gắng công dường như giải mã những hoang tưởng và nhiều biểu tượng của các hình ảnh kinh khủng trỗi dậy từ tiềm thức của ông, cũng như nhằm bố cục lại hình tượng hiện lên từ thế giới của giấc mơ, của ảo giác, mê sảng, ảo mộng để chúng có được một “lôgic” nhất định. ''Sự  kiện cho thấy là chính tôi cũng chẳng hiểu được ý nghĩa nơi các bức tranh của tôi trong thời điểm sáng tạo, nên chúng không có nghĩa là những bức tranh này mất đi tất cả mọi ý nghĩa mà ngược lại, ý nghĩa ấy sâu sắc phức tạp trọn vẹn, vô tình đến mức không thể phân tích một cách giản đơn theo trực giác lôgic được".

Trong bức tranh có lẽ là nổi tiếng nhất của Dali Hằng số ký ức (năm 1931) trên nền một phong cách đầy bất an, lạnh lẽo vẽ những chiếc đông hồ mềm oặt, rũ rượi. Một khi biết được mã thẩm mỹ của Dali, trong đó các phạm trù cái đẹp và cái xấu được thay thế bằng thế đối lập cái mềm (sinh thể) và cái cứng (lý trí và trí tuệ), bức tranh này lập tức mất đi vẻ bí ẩn của nó. Nhưng nơi người xem vẫn đọng lại một cảm giác mạnh mẽ, cho dù còn hư ảo xét cho đến cùng về một sự bất an nặng nề với thời gian. Phép ẩn dụ hội họa được cấu trúc theo nguyên tắc ngược thời gian hiện ra không phải là một thực thể tâm linh, tinh thần, mà là thực tế cảm giác được về mặt tính vật chất. Đồng thời trên tranh sống động một cảm giác ám ảnh, day đứt về thời gian như một cái gì đó nhầy nhớt, ngấu nghiến hút thu tất thảy mà chẳng bao giờ có thể thoát khỏi nanh vuốt của nó được.

Có thể nêu lên nhiều bức tranh khác của Dali như Trò chơi ảm đạm (1929); Mộng ảo (1931), đơn (1931); Trái tim bị đánh cắp (1932); Cơn mộng (1934), Biến hóa của chàng Narkissos tự yêu mình (1938);Kỵ sỹ chết (1935); Lẽ bí ẩn vô hạn(1938) vốn dĩ mặc dầu kỳ lạ và huyễn tưởng nhưng cựu trung, đều truyền diễn những trạng thái tâm lý mà ta có thể nhận biết được.

Song trí tưởng tượng không thể trốn chạy hoàn toàn khỏi hiện thực. Bởi thế những chi tiết được khắc họa cẩn thận và hiện thực đến mức ảo ảnh mà sau đó theo một lộ trình được suy tính rất rạch ròi, chân phương được bố cục thành các kết hợp võ đoán, kỳ lạ giữ một vai trò to lớn trong các tác phẩm của Dali. Như Shakespeare từng nói, trong thói điên khùng Siêu Thực ấy có cái lôgic của nó. Điều này là rõ vì sao các họa sĩ Siêu Thực giải thích không trọn vẹn những tác phẩm của mình, trong vô số các chú giải văn học. Đó là toan tính gắn bó thế giới tiềm thức và trừu tượng của họ với các cảm giác có giá trị phổ quát với tất cả mọi người. Nhiều bài viết của Dali là "sách giải mộng” độc đáo để lý giải những tác phẩm được mã hóa của ông, như Julien Green đã nhận xét rất tinh tường như thế.

Trong công trình Nghệ thuật và kỹ thuật, nhà xã hội học và nhà sử học Mỹ Luix Mămfơt viết rất sắc sảo, sâu Sắc về ý nghĩa của nghệ thuật Siêu Thực: ''Những trìu tượng do các nhà Siêu Thực sáng tạo phản ảnh cơn ác mộng có thực trong sự tồn tại của loài người vào thế kỷ của những cuộc triệt hạ, tàn phá hàng loạt và tai họa nguyên tử… Những hình tượng ấy nói với chúng ta về hiện thực gấp nhiều lần hơn báo chí và Radio. Những bức tranh đó quý giá như các văn kiện, thậm chí nếu chúng hầu như ''không hoạt động" như nghệ thuật… Nghệ thuật của chúng ta ở mức độ ngày càng tăng trở lên trống rỗng về nội dung hoặc phi lý, rõ ràng trong mọi kỳ vọng nhằm trở nên nơi trú ngụ cho tinh thần Tự do, tránh những yêu cầu chuyên chế hà khắc của sống thường nhật.

Chủ nghĩa Siêu thực đã không biết, không thể bảo vệ, gìn giữ tự do của nó chống lại cuộc tấn công của lịch sử. “Những gì còn lại từ các tư tưởng, lý thuyết và tuyên ngôn Siêu Thực đây?”, Dali đã tự hỏi vào năm 1960 khi đã xảy ra thế chiến lần thứ hai, Lịch sử ngấu nghiến, thiêu trụi tất cả trên đường đi của nó...”. Xung quanh đã có nhiều ''cái phi lý cụ thể” hoàn toàn có thực ấy là chủ nghĩa phát xít, chiến tranh và những biểu hiện khác của sự điên rồ hàng loạt - khiến người ta làm sao có thể trông cậy một cách nghiêm nghị, điềm tĩnh và lẽ tự do huyền thoại của trí tưởng tượng phóng túng.

LIEV TÔCARÉV




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/175-02-633386898095000000/Nghe-thuat-tao-hinh-Tac-giaTac-pham-cua-th...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận