Tài liệu: Chiêm bao có tác dụng gì?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Freud (1856-1939, thầy thuốc người Áo sáng lập ra phân tâm học) cho rằng chiêm bao là người canh giữ giấc ngủ.
Chiêm bao có tác dụng gì?

Nội dung

Chiêm bao có tác dụng gì?

Freud (1856-1939, thầy thuốc người Áo sáng lập ra phân tâm học) cho rằng chiêm bao là người canh giữ giấc ngủ. Khi hòa nhập những biểu hiện vô thức vào một quá trình ảo giác, nó có thể giúp hoạt động tâm lý được liên tục mà không đánh thức người ngủ.

Hiện nay các nhà sinh học thần kinh đều tự hỏi về các chức năng khả dĩ của giấc ngủ nghịch lý. Vào đầu những năm 1990, Michel Jouvet đã đưa ra thuyết tái lập trình di truyền: hoạt động của nơron trong giấc ngủ nghịch lý, khi không có thông tin từ ngoài, có thể giúp tái lập trình cá tính tâm lý của mọi người.

Một giả thuyết khác đã làm tốn nhiều giấy mực từ vài năm nay, cho rằng giấc ngủ, đặc biệt là nghịch lý, có thể tạo thuận lợi cho học tập và trí nhớ. Rất nhiều dữ liệu ở người và động vật bênh vực chiều hướng này. Lý lẽ là sự hoạt hóa mạnh của hệ limbic trong giấc ngủ nghịch lý mà người ta biết nó có một vai trò gắn bó với các quá trình ghi nhớ. Theo các tác giả, sự tham gia của chiêm bao vào việc xử lý và củng cố những thông tin thu được trong ngày có thể giải thích những ví dụ phát minh khoa học nổi tiếng trong khi nằm mơ, như trường hợp lập ra bảng tuần hoàn các nguyên tố của nhà hóa học Dimitri Mendeleev năm 1869. Tuy nhiên, giả thuyết này vấp phải các sự kiện rắc rối, như dù không có giấc ngủ nghịch lý, cá heo vẫn được biết là có khả năng học tập. Hơn nữa, nhiều loại thuốc chống trầm uất, như Prozac, đã làm rối loạn hoặc kìm hãm giấc ngủ nghịch lý nhiều tuần, thậm chí nhiều năm, dù các bệnh nhân không bị trầm uất!

Và nếu giấc ngủ nghịch lý không có vai trò này, ít ra ở người lớn, thì sao? Ở thai nhi và trẻ nhỏ có não chưa thành thục, nó có thể là yếu tố kích thích nội sinh của não, tạo điều kiện cấu thành các mạch nơron. Dựa vào giả thuyết này, trong những năm 1960, nhà sinh lý học thần kinh Mỹ, Howard Roffwarg, đã nhận thấy rằng sự mất giấc ngủ nghịch lý ở mèo con làm rối loạn sự phát triền các con đường thị giác. Giấc ngủ nghịch lý ở người lớn, và tại sao chiêm bao lại không, có thể chỉ là dư lượng của tuổi thơ dịu dàng...




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1870-02-633462651372656250/Chiem-bao/Chiem-bao-co-tac-dung-gi.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận