Tài liệu: Người ta có mơ cả đêm không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Đây là một chủ đề tranh luận khác! Trong những năm 1950, ba nhà nghiên cứu ở Đại học Chicago (Nathaniel Kleitman,
Người ta có mơ cả đêm không?

Nội dung

Người ta có mơ cả đêm không?

Đây là một chủ đề tranh luận khác! Trong những năm 1950, ba nhà nghiên cứu ở Đại học Chicago (Nathaniel Kleitman, Eugene Aserinsky và William Dement) đã có một phát hiện có thể đã cách mạng hoá việc nghiên cứu về giấc ngủ và giấc mơ: điện đồ não ở người ngủ cho thấy những giai đoạn tái diễn hoạt động não mạnh, giống như lúc thức. Sự hô hấp và nhịp tim tăng nhanh, mắt nhắm được thúc đẩy bằng những cử động nhanh, cho nên có tên là ''giấc ngủ REM'' (rapid eyes movements, có cử động mắt nhanh). Khi thức giấc trong giai đoạn này, 80 đến 90% trường hợp các đối tượng cho biết họ vừa có một giấc mơ. Cho nên có quan niệm cho rằng giấc ngủ REM là nội dung có tương quan sinh lý thần kinh với giấc mơ. Vào cuối những năm 1950, thầy thuốc người Pháp, Michel Jouvet, đã tiếp bước cho thấy rằng nó kèm theo sự loại bỏ hoàn toàn trương lực cơ, cũng như không có phản ứng với các tín hiệu bên ngoài. Vì vậy theo Jouvet, đây không phải là một giấc ngủ nhẹ nhàng mà là một trạng thái thứ ba của giấc ngủ, được ông gọi là "giấc ngủ nghịch lý''. Nếu người ta phá hủy các cấu tạo thần kinh chịu trách nhiệm về sự mất trương lực cơ ở mèo, thì con vật có vẻ “sống bằng các giấc mơ”: chẳng hạn, nó có thể chạy thật sự sau một con mồi tưởng tượng. Một hội chứng tương tự, gọi là REM sleep behavior disorder (rối loạn biểu hiện ngủ REM) đã được thấy ở người. Tuy nhiên, hiện nay sự tương đương giữa giấc ngủ nghịch lý và chiêm bao còn được tranh luận nhiều. Những đối tượng thức giấc trong các giai đoạn khác của giấc ngủ, mà người ta gọi là ''giấc ngủ chậm'', trên thực tế có thể kể lại một hoạt động tinh thần, cho dù thường là những tư duy trừu tượng hoặc những câu chuyện ngắn. Tình trạng thiu thiu ngủ và thức cũng kèm theo các ảo giác lần lượt được gọi là ''mơ ngủ'' và ''mơ thức''. Tuy vậy, phần lớn các chuyên gia nhất trí cho rằng các giấc mơ điển hình, những câu chuyện dài này giàu màu sắc, kỳ lạ và rất cảm xúc, gắn liền với giấc ngủ nghịch lý. Giấc ngủ này có từ 4 đến 5 giai đoạn mỗi đêm và các giấc mơ thường diễn ra về đêm, khi các giai đoạn này kéo dài. Còn đối với người mộng du (miên hành) thì người đó đang ngủ chậm và ngủ say và thường không kể lại được ký ức nào về giấc mơ nếu bi đánh thức vào giữa cơn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1870-02-633462646586718750/Chiem-bao/Nguoi-ta-co-mo-ca-dem-khong.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận