Tại sao bọt tích tụ ở miệng tách cà phê?
Bạn hãy quan sát kỹ bọt trên mặt một tách cà phê: chúng trôi chậm và tập hợp lại cạnh nhau ở miệng tách. Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy một bọt tự do làm biến dạng đôi chút mặt nước: nước dâng lên xung quanh bọt. Nếu hai bọt ở xa nhau thì nước bị biến dạng ở hai chỗ; ngược lại, nếu hai bọt ở gần nhau thì mặt nước chỉ bị một biến dạng, tốn ít năng lượng hơn. Vì vậy hai bọt có xu hướng hút nhau, khiến bọt này trôi về phía bọt kia.
Hiệu ứng của một vách cũng tương tự. Bằng mắt thường, ta thấy nước dâng lên 1-2 mm dọc theo vách. Khi bọt ở xa vách, nó sẽ không cảm thấy hiệu ứng này, nhưng eo thể cảm thấy nếu nó trôi giạt: khi ấy nó tiến lại gần vách để giảm bớt sự biến dạng toàn bộ, thậm chí ta thấy nó tiến lại gần ngày càng nhanh.
Bạn thử rửa bát đĩa trong bồn. Nếu đậy nút không kín, bồn sẽ hơi bị rò rỉ. Vì vậy các bọt khí nhỏ sẽ đều đặn lọt xuống đáy. Từng bọt đến sau dính vào các bọt đến trước, từ đó bạn có thế thấy một mảng bọt thanh nhã trôi chậm về mép bồn.
Nếu bạn có óc tò mò thì bạn thử tạo bọt trong một cái chảo chống dính được tráng teflon xem sao. Nước thấm teflon kém và có xu hướng hạ xuống dọc theo vách chứ không dâng lên. Vì vậy, lần này bọt tiến lại gần vách sẽ tiêu tốn năng lượng!