Tại sao một số chất dẻo không bị biến dạng?
Vì các mạch polyme của chúng không thể dịch chuyển. Khi người ta cố làm biến dạng chúng, thì các vật liệu này vỡ đột ngột ở chỗ mà sức ép cơ học đủ mạnh để làm đứt liên kết giữa các phân tử. Đó là trường hợp của các chất ''nhiệt dẻo'' ờ dưới nhiệt độ quá độ thủy tinh, vì các mạch quá chằng chịt với nhau và lực giữa các phân tử quá mạnh nên khó làm biến dạng vật liệu. Ở trên nhiệt độ này thì chuyển động của các mạch xảy ra dễ hơn, vì liên kết giữa các phân tử bị đứt vì chuyển động nhiệt. Dưới tác động của sức ép thì các mạch bắt đầu duỗi ra trước khi trượt lên nhau. Vì chúng có xu hướng cuộn lại do các lực nội phân tử nên độ đàn hồi là lớn.
Trong các vật liệu bán tinh thể, liên kết giữa các phân tử rất chặt và rất nhiều ở những vùng kết tinh. Loại vật liệu này càng cứng và dễ vỡ khi tỷ lệ polyme kết tinh càng lớn. Ngoài ra, khi các mạch kết tinh có hướng song song, thì vật liệu đặc biệt không chịu theo chiều mạch, vì sự liên kết dọc theo cột xương sống của polyme vững chắc hơn nhiều. Tính chất này có thể tăng lên khi kéo vật liệu theo chiều mạch. Trên thực tế, những mạch bị gập lại ở các vùng vô định hình có xu hướng dãn ra. Đó là lý do người ta thường sử dụng các sợi đề làm dây.
Trong loại polyme tinh thể lỏng, như Kevlar, các mạch có hướng song song trước khi rắn lại. Những sợi này còn bền hơn cả thép! Sự liên kết giữa các mạch trong nhựa đàn hồi kết mạng cũng rất chắc và tạo cho vật liệu một độ đàn hồi lớn. Khi những mạch này bị biến dạng, chúng duỗi ra nhưng không trượt lên nhau. Vào lúc nới lỏng sức ép, các mạch cuộn lại và trở lại ngay dạng của chúng ban đầu. Các chất nhiệt cứng kết mạng nhiều hơn. Chúng tạo thành một mạng khít nên khó làm biến dạng nếu không làm đứt liên kết giữa các mạch. Loại vật liệu này rất cứng và dễ vỡ.