CHU DỊCH – MỘT TÁC PHẨM THIÊN CỔ KỲ THƯ
Trong lịch sử văn minh nhân loại, có hai quyển sách lạ đáng chú ý. Một là Thánh Kinh, là sách Kinh của Cơ đốc giáo - một tôn giáo chiếm địa vị thống trị ở phương Tây - trong một thời kỳ dài đã chi phối tư tưởng của các tầng lớp nhân dân, có tác dụng không thể lường được đối với sự phát triển văn hoá và tinh thần của phương Tây. Một quyển khác là Chu Dịch, quyển đứng đầu trong sách Kinh Chư gia dùng quan niệm triết học hình thức tư duy và đồ tượng phù hiệu của mình quy định ra được phương hướng phát triển văn hoá và tư tưởng của dân tộc Trung Hoa. Hai quyển sách này, lúc đầu là sản phẩm của sự mê tín trong nhân dân thời đại viễn cổ; sau vẫn chi phối hành vi và tư tưởng của con người ở thời đại văn minh. Dường như trong lịch sử suốt mấy nghìn năm của nhân loại, nó vẫn tiếp tục phát huy ảnh hưởng rất lớn, trở nên một điều rất kỳ diệu trong lịch sử văn hoá nhân loại. Đặc biệt Chu Dịch trong xã hội hiện đại, sức hấp dẫn của nó không hề bị giảm sút, ngược lại còn toả sáng những màu sắc mới mẻ. Nhà vật lý học lượng tử hiện đại Mauricefion rất tán thưởng tư tưởng Âm, Dương hỗ trợ bổ sung cho nhau trong Chu Dịch lấy Thái cực đồ làm đồ án có hình dáng tước sĩ thuẫn có nét vẽ ẩn ý (bản vẽ có từng cấp chống đỡ nhau có nét vẽ ẩn ý).
Nguyên lý nhị phân trong máy tính điện tử với "Tiên thiên đồ" (bản vẽ có sẵn) của Chu Dịch giống nhau một cách lạ lùng. Điều này nói lên là khoa học hiện đại và trí tuệ Cổ phương Đông trong Chu Dịch có chỗ gặp nhau. Trong thế vận hội lần thứ XXIV tổ chức ở Seoul cũng như vô số lần thi đấu thể thao quốc tế khác, thông qua vô tuyến truyền hình, Thái cực đồ quẻ tượng của Chu Dịch treo trên quốc kỳ của Hàn Quốc được truyền khắp thế giới. Điều ấy chứng tỏ Chu Dịch có sức sống mới trong phạm vi toàn cầu.
Thánh Kinh có giá trị riêng của nó. Nó xác định vị trí địa vị của Thượng đế là đấng tối cao, siêu việt nhất; tượng trưng cho sự thống nhất cao nhất của chân, thiện, mỹ, đả phá sự sùng bái các loại ngẫu tượng, sáng tạo điều kiện cho một loại Thần giáo thay thế nhiều loại Thần giáo khác. Cũng như vậy, Chu Dịch mở ra trí tuệ cũng như tinh thần tự cường không ngừng, điều ấy chỉ phương Đông mới có mà thôi. Nó còn dắt dẫn người Trung Quốc Cổ đại đi theo con đường vô thần luận.
Chu Dịch bao gồm hai bộ phận: một là Kinh, hai là Truyện. Kinh là kết quả của xóc xăm, bốc quẻ, là người xưa hướng về Thần để hỏi điều may vận rủi. Dù cho giống với Thánh Kinh, Chu Dịch, cũng hết sức chú ý đến Thần, dựa vào Thần, nhưng không trông đợi những gợi ý và kỳ tích của Thần cho. Xóc xăm, bốc quẻ cầu Thần chỉ là muốn hy vọng nhận thức trước một chút, mong việc làm được thành công, chính là muốn cố gắng khiến cho tinh thần của con người và hoạt động thực tiễn hiện ra được tính thần kỳ. Đây là điểm khác nhau căn bản giữa Chu Dịch với Kinh Thánh Cổ đại của các dân tộc văn minh khác. Toàn bộ văn tự trong Chu Dịch Kinh không hề nhắc đến một chữ ''Thần" nào cả, chỉ có một chỗ nhắc đến chữ “Đế” còn toàn bộ nội dung đều ghi chép hiện tượng tự nhiên và sinh hoạt xã hội: bản thân Chu Dịch Kinh không hề có chút thần bí nào; trong thời đại viễn Cổ, một thời đại mà tôn giáo, mê tín đầy rẫy trong mọi lĩnh vực sinh hoạt của xã hội, thì điều vừa nói trên thật là một kỳ tích.
Dịch truyện, đặc biệt chú trọng quan niệm về Thần. Trong hai quyển hệ từ có 22 chỗ nói về Thần chỉ rõ “dịch” “hiện đạo, Thần, đức, hành” (nhắc đến) Thần là một trong bốn phương diện mà “Dịch truyện” cố gắng trình bày thật sâu sắc. Dĩ nhiên “Dịch truyện” đem khuynh hướng về thần luận tiềm ẩn trong Dịch Kinh biểu hiện ra hết sức đầy đủ, căn cứ vào phương pháp lý tính chủ nghĩa để trình bày và phát huy quan niệm về Thần. Trong ''Dịch truyện'' cát hung không tái hiện ra ý Thần, mà là biểu hiện ý của Thánh nhân tức là cái gọi là ''Thánh nhân đặt quẻ xem tượng hệ từ hoa vân'' để phán cát, hung (hệ từ quyển thượng). Thần không phải là lực lượng huyền bí, ngoại tại siêu tự nhiên, cũng không chỉ nhân cách của Thần mà là chỉ sự khôn lường được của Đạo dịch, nói ''âm-dương bất trắc chủ vị Thần'', “Thần vô phương như dịch vô thể” (như sách trên đã dẫn) nghĩa là Âm-Dương không quan trắc đo lường được gọi là Thần, Thần vô phương, dịch vô thể. Thần chỉ nhiều nhất là chỉ tinh thần của con người, cái có thể tạo ra tác dụng thần kỳ.
Chu Dịch yêu cầu con người căn cứ vào phép tắc của Vũ trụ, quy luật và điềm báo trước của sự vật biến hoá bên ngoài để dự kiến biết phương hướng phát triển của sự vật và con người nên áp dụng hành vi nào. Nó mang lại cho con người tự mình mở ra được tinh thần và trí tuệ cao minh xuất thần nhập hoá thần diệu khôn lường.
Chu Dịch là đại số học của Vũ trụ, những hình vẽ phù hiệu và văn tự trong đó không phải xác lập một hình thức đồ bản thần bí cố định để nắm bắt cái bí hiểm của Vũ trụ, mà chỉ nói rõ biểu hiện phương thức tư duy giàu tính chất sáng tạo, dẫn dắt con người thu được trí tuệ cao hơn, hình thành một tinh thần có sức sống nhất.
Những phương thức tư duy này chủ yếu có: thứ nhất là chính thể tư duy'' tức là tư duy toàn bộ tin tức phản ánh tình hình của vật thể tồn tại trong không gian trời với người hợp làm một mà tư duy, xem trời, đất, người là một vật thể thống nhất, nhận thức vạn vật trong Vũ trụ có quan hệ tương hỗ, tương thông không ngừng. Mỗi một quẻ sáu nét hào, đếm từ dưới lên trên, nét hào thứ nhất và thứ hai biểu thị là đất, hai nét hào ở giữa biểu thị người, nét hào thứ năm, thứ sáu biểu thị trời. Ý nghĩa của mỗi quẻ cần phải xem quan hệ ba mặt trời, đất, người để xác định. Cũng như vậy, Chu Dịch đối với các vấn đề và hiện tượng không bao giờ theo tự luận sự mà luôn luôn đặt nó trong một điều kiện xã hội, điều kiện tự nhiên nhất định để phân tích. “Dịch truyện văn ngôn” nhấn mạnh “Thừa thiên nhi thời hành” tức là yêu cầu con người tôn trọng quy luật Vũ trụ, căn cứ vào tình hình cụ thể hoàn cảnh bên ngoài để quyết định hành vi của mình.
Thứ hai là ''động thái tư duy''. Chu Dịch đem cả Vũ trụ xem thành một đại quá trình chuyển động vô cùng, vô tận, biến hoá không ngừng; lấy Vũ trụ làm trung tâm, mỗi một sự vật, quan niệm, chế độ, không có cái gì không biến hoá. Chu Dịch lấy quan niệm biến dịch để giảng Đạo dịch. Mỗi một chữ, một loại đồ tượng, mỗi một quá trình xóc xăm, bốc quẻ đều quán triệt tư tưởng biến dịch. Nó chỉ rõ cát hung không phải cố định, không biến đổi. Dưới một điều kiện nhất định, cát có thể biến thành hung, hung có thể biến thành cát. Chu Dịch nói ở ''hệ từ quyển thượng'', cho rằng người nào nắm bắt một cách chân chính lẽ Đạo luôn biến hoá, người ấy có thể thu được trí tuệ thần kỳ nhất.
Thứ ba là chính phản tư duy. Chu Dịch cho rằng, trong vận động có mặt đối lập. Vận động đại biến hoá là quá trình đối lập thống nhất, ''nhất Âm, nhất Dương chi vị Đạo". To thì đến cả Vũ trụ, nhỏ thì một sự vật cụ thể. Nội bộ của nó đều có hai lực lượng hoặc xu thế tương phản nhau một là dương, một là âm. Dương là phương diện chủ động, có tính chất quyết định, có tinh thần sáng tạo, cứng rắn kiên cường; Âm là mặt bị động, bị quyết định, hỗ trợ cho sự sáng tạo, mềm yếu, hiền địu. Hai mặt Âm - Dương tương hỗ dựa vào nhau mà tồn tại, tương phản tương thành, giao cảm lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau. Tất cả mọi biến hoá của sự vật và hiện tượng đều là quá trình hai lực lượng Âm-Dương, cái này tiêu đi cái kia lớn ra. Quy luật tất nhiên của sự vật phát triển là vật cực tất phản.
Toàn bộ văn tự, phù hiệu, đồ tượng của Chu Dịch nhiều lần nói rõ, diễn đạt biểu thị những đạo lý này, khiến cho quan niệm Âm-Dương trở thành quan niệm cơ bản của các môn khoa học và triết học Trung Quốc; khiến cho biện chứng pháp đối lập, thống nhất được thâm nhập vào lòng người ở Trung Quốc.
Thứ tư là thủ tượng tư duy. Chu Dịch ngoài duy lý khái niệm và ngôn ngữ văn tự, còn tìm thủ pháp để diễn đạt tư tưởng. Chu Dịch dựa vào phương pháp xem vật lấy hình, dùng hình của vật để biểu thị thuộc tính cơ bản của sự vật; dùng để vạch rõ tư thế, phép tắc cơ bản của sự biến hoá cùng với đủ mọi loại quan hệ giữa hoàn cảnh với người. Nó không bài trừ tư duy lôgic hình thức, dùng khái niệm tiến hành phân tích quy nạp suy lý; nhưng nó không chỉ hạn chế đến đó, mà còn lợi dụng tưởng tượng, gợi ý ám thị, giới hạn, hiện tượng cảm ứng dắt dẫn; hoặc những hoạt động linh cảm, tiềm thức của tinh thần nhân loại đã có từ lâu để phân tích, lý giải sự vật. Điều này chỉ khiến cho tinh thần của con người có thể phản ánh năng động hơn, toàn diện hơn nội dung đối tượng có tính phức tạp và phong phú của đối tượng. Biểu hiện được sự tinh vi và huyền diệu của triết lý, từ đó khai sáng ra tư duy có tính sáng tạo.
Thứ năm là phù hiệu tư duy. Chu Dịch dùng nét hào Âm-Dương theo quan niệm triết học, và quy tắc sắp đặt phù hiệu, lập nên một hệ thống phù hiệu to lớn hoàn chỉnh, điều này đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn minh nhân loại. Hệ thống phù hiệu được thiết kế khoa học, sắp đặt hợp lý, nội dung trong đó bao hàm phong phú vô hạn, cũng như quá trình biến hoá toàn bộ của Vũ trụ, phép tắc căn bản của Vũ trụ, sự vật cơ bản của thế giới và tính chất của nó, toàn bộ quan niệm và triết học của Chu Dịch đều có thể thông qua nó để biểu hiện một cách cực kỳ đơn giản. Những phù hiệu đơn giản theo quy tắc khoa học sắp xếp lại có thể biểu hiện vạn sự vạn vật, cách làm này với nguyên lý điện não của xã hội hiện đại là giống nhau (tương thông), là sáng tạo vĩ đại của tư tưởng nhân loại. Những quan hệ số lượng thú vị, quy tắc biến hoá, đối xứng, tương phản tiến dần theo thứ tự được các loại đồ tượng của Chu Dịch thể hiện rõ trên sự đặt phù hiệu thực là kỳ diệu tuyệt vời. Hệ thống phù hiệu của Chu Dịch nâng cao năng lực, tư duy trừu tượng cực đại, xúc tiến một cách mạnh mẽ sự phát triển tư duy hình tượng và tư duy lôgíc của con người phương Đông.
Chu Dịch không những dựa vào phương thức tư duy độc hữu đặc biệt của nó, đúc tạo nên văn hoá phương Đông, mà còn lấy tinh thần tự cường, không ngừng để cổ vũ anh tài của Trung Hoa. Lúc đầu nó là sách để xóc xăm, xem quẻ, bói cát hung nhưng triết học của nó lại phản đối quan niệm số mệnh.
“Dịch truyện, tượng cẩn” nói: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tượng cường bất tức” tức là yêu cầu con người không nên tin vào sự sắp xếp của vận mệnh, không dựa vào điều kiện bên ngoài, cũng không khuất phục hoàn cảnh ác hiểm, tự mình tu thân tích đức tu nghiệp, phấn đấu không ngừng mà đi lên. Trong sách Chu Dịch chỗ nào cũng thấy hai chữ ''kiên cường'', nó mô tả tinh thần khí thế bừng bừng, nỗ lực phấn đấu, chủ động tiến thủ, hướng về tương lai v.v... Toàn sách Chu Dịch là một bài ca nhân bản hướng thiện tích cực. Chu Dịch tuy có nêu một số quan niệm khác như lo sợ tai họa, cẩn thận, khiêm tốn, cảnh giác, nhưng mục đích là yêu cầu người đề phòng và khắc phục trạng thái tinh thần buông lỏng, thoả mãn, tản mạn, cũng là vì để chủ động và phát huy tinh thần làm chủ vận mệnh. Loại tinh thần này có thể giúp con người chiến thắng các loại khó khăn nguy hiểm, sáng tạo ra đủ mọi loại. kỳ tích trong nhân gian.
Từ Cổ đại đến Hiện đại vẫn có không ít người muốn Thần Thánh hoá công dụng của Chu Dịch, hòng dẫn nó đến chủ nghĩa thần bí. Nhưng kỳ thực, bản thân nó không có gì là thần bí, tác dụng thần kỳ của nó là sáng tạo ra phương thức tư duy, sáng tạo ra thần kỳ kiên cường và trí tuệ xuất thần nhập hoá mà nó đã suy tôn. Những nhân vật thần kỳ như Lưu Cơ, Gia Cát Lượng có biết bao nhiêu thần cơ, diệu toán không phải là dựa vào xóc xăm, bói quẻ mà là dựa vào tinh thần và trí tuệ của Chu Dịch đã đề xướng. Loại tinh thần và trí tuệ này trong quá khứ hàng ngàn năm đã dẫn đường cho sự phát triển của văn minh phương Đông. Trong hiện tại và tương lai, văn minh khoa học càng ngày càng thịnh vượng, có thể khiến cho Chu Dịch vẫn tiếp tục sáng chói toả hào quang trên thế giới này.
Nhà văn ÔNG VĂN TÙNG và
TRẦN TRỌNG SÂM