Dầu mỏ được hình thành bằng cách nào?
Từ giữa thế kỷ XIX và ngay sau Chiến tranh Thế giới II ít lâu, dầu mỏ nhân tạo đã được sản xuất về mặt công nghiệp. Nguyên lý là nung đá phiến bitum (đá trầm tích) ở nhiệt độ 5000C không có oxy. Các phản ứng lý hóa do nhiệt độ cao gây ra biến đổi rất nhiều chất hữu cơ có trong đá thành dầu. Quá trình này giống như sự hình thành tự nhiên của dầu mỏ, nhưng cơ chế khi ấy vẫn còn xa lạ. Nhiều thuyết tồn tại song song. Mendeleev đã đề cập đến nguồn gốc khoáng cho rằng dầu mỏ được tạo ra từ cacbon oxyt (CO) và hydro; Pasteur lại cho rằng dầu mỏ là một sản phẩm của sự chuyển hoá vi khuẩn. Chỉ đến năm 1937, nhà nghiên cứu Nga Verdnasky mới đưa ra giả thuyết là dầu mỏ bắt nguồn từ sự biến đổi các trầm tích hữu cơ dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất. Các khảo sát, thí nghiệm và mô hình hóa hiện nay tỏ ra thừa nhận thuyết này. Trong tự nhiên, quá trình này diễn ra hàng chục triệu năm. Vỏ của Trái đất là một “lò” tự nhiên: ở độ sâu 2-10km, nhiệt độ là vào khoảng 50-3000C. Quá trình biến đổi diễn ra ở một chất hữu cơ gọi là kerogen, bắt nguồn từ số phân hủy chậm các vụn hữu cơ dưới tác dụng của các vi khuẩn kỵ khí. Các vụn hữu cơ có nguồn gốc thực vật nổi (thực vật phù du), vi khuẩn và đôi khi là thực vật bậc cao trên cạn (động vật nổi và động vật bậc cao chỉ có vai trò thứ yếu) được tích lũy trong trầm tích đất sét ở đáy hồ hoặc các biển kín, rồi bị vùi lấp.
Trong ''lò'', kerogen bị nhiệt làm vỡ: các phân tử hữu cơ lớn bị vỡ ra thành các phân tử hydrocacbua nhỏ hơn và thành các phân tử phức tạp khác với tỷ lệ ít hơn; hỗn hợp này được gọi là dầu mỏ. Đúng hơn phải coi dầu mỏ là danh từ số nhiều, vì nó được xác định bằng thành phần và thành phần này có khác nhau ở từng mỏ. Nó phụ thuộc vào bản chất của kerogen và các điều kiện nhiệt độ đi kèm sự hình thành dầu: nhiệt độ càng khắc nghiệt, thì các phân tử được tạo nên càng bé. Khi dầu còn dưới 5 nguyên tử cacbon/phân tử thì người ta thu được khí thiên nhiên. Vì vậy người ta thường thấy các hỗn hợp dầu-khí trong các mỏ dầu.