Giày và mũ nón
Một người Mỹ ăn mặc một cách nghiêm túc không bao giờ nghĩ rằng mình có thể xuất hiện ở chỗ công chúng mà không mang giày. Những phần dưới cuối cùng của cơ thể phải được che đậy lại. Hơn nữa nhiều người đàn ông và hầu hết phụ nữ cho rằng vài loại khăn, nón đội đầu có tính nghi thức hoặc lề thói phong tục xã hội. Giày và mũ nón cũng như y phục cắt may dĩ nhiên là để sử dụng theo chức năng của chúng, song chúng cũng có thể và những biểu tượng của địa vị thân thế.
Với những người sơ khai, đồ mang dưới chân là thông dụng hơn khăn nón. Chức năng phân định địa vị thân thế được biểu hiện khá đủ trên các kiểu chải bới tóc. Các chức năng bảo vệ của chiếc mũ rõ ràng là không quan trọng bằng chức năng đó của đôi giầy. Một lần nữa ta thấy rằng môi trường tự nhiên là một nhân tố quan trọng tác động vào sự tiếp thu một yếu tố văn hóa vật thể.
Chế tác ra một vật vừa có thể bảo vệ đôi chân vừa chịu đựng được sự ẩm ướt trong vùng rừng nhiệt đới quả là vấn đề nan giải. Hiện tại, ngay cả những nỗ lực lớn nhất của chúng ta cùng với tất cả những khả năng khoa học, vấn nạn này vẫn chưa được giải quyết được một cách thực sự thỏa đáng. Những con người sống trong rừng rậm thích đi chân không hơn. Bàn chân không giày mau khô ráo và thoải mái hơn một bàn chân bọc trong chiếc giầy da mềm ướt đẫm vì bùn nước. Bởi vậy, những người da đỏ văn minh hiện đại sống trong những khu rừng mưa nhiệt đới ở miền Duyên hái Tây Bắc vẫn thích đi chân không. Ngay cả các cư dân miền Nam Alaska cũng vậy.
Chiếc giày đơn sơ nhất là một miếng da thú bọc túm lấy bàn chân. Khi được cắt và khâu lạ nó trở thành loại giày da mềm (moccasin) được người da đỏ ở miền Bắc làm cho nổi tiếng. Từ chiếc giày này người ta phát triển thêm thành ra chiếc ủng da. Thứ gọi là “ủng miền cực” là một sản phẩm nghệ thuật cắt may thật sự. Điều này chẳng có gì ngạc nhiên, vì bất cứ ai có đủ khéo léo để cắt da và khâu thành chiếc ủng thì từ đó cũng có đủ khéo léo để cắt may được các loại y phục, và ngược lại. Hơn nữa, các điều kiện khí hậu và thời tiết khiến cho quần áo cắt may có giá trị về chức năng che chở, và đương nhiên giày ủng cũng có giá trị như vậy. Những người phải thì thụp bước đi trong tuyết lạnh mới cảm nhận được sự thuận tiện của loại giày ống cao. Có mấy ai thích thú khi mang giầy thấp cổ bước đi trong tuyết? Tuy vậy, trong ngành nhân chủng học chúng ta đã biết rằng không phải nhu cầu luôn nhất thiết là mẹ đẻ của sự phát minh. Người da đỏ sống trong các khu rừng phía bắc của Bắc Mỹ (tức vùng rừng núi Canada) đã cắt may được quần áo và đương đầu với băng giá khắc nghiệt nhưng lại mang những đôi giày da mềm, mặc dù nhích hơn lên về phương bắc những người da đỏ này đã tiếp xúc được với người Eskimo mang ủng. Loại ủng mà người Eskimo mang từ vùng Greenland xuống đến Alaska rõ ràng là vay mượn của những người chăn nuôi súc vật và săn bắn ở Siberia. Ủng là một nét riêng hoàn toàn của châu Á.
Loại ủng kiểu kị mã cao tới bẹn của người da đỏ Tehuelche trên thảo nguyên Patagonia (do đó có tên ủng Patagonian) rõ ràng là một sự biến cách thời hậu Columbo. Thời trước, những người Tehuelche đi chân và không có ngựa, mang một loại giày da mềm độn rơm[1]. Do được dùng kèm với ngựa, là loài vật chỉ mới có sau thời Columbo, loại ủng Patagonian không thể được coi là một phát minh nguyên thủy và độc lập. Nhưng thật thú vị khi biết rằng trong vùng Amazon người ta không tiếp thu loại ủng tương tự như thế, cư dân ở đó thích đi chân không hơn; hoặc trong vùng Andes, nơi mà giày sandal được dùng phổ biến hơn.
Sandal là một dạng khác của loại giầy dép thô sơ rất được ưa chuộng. Dạng đơn sơ nhất của sandal là một miếng đa đã thuộc mang vào mặt dưới bàn chân, chẳng cần vừa vặn gì, và được giữ chặt vào bàn chân bằng những chiếc quai da.
Loại sandal có đế đan bằng sợi được người đa đỏ thời tiền sử dùng rất phổ biến ở miền Tây Nam và vùng Đại lòng chảo. Wissier nhận thấy ''ở vùng bắc - đông bắc giày da mềm bị vứt bỏ khi người ta đi ngoài mưa, đi trên cỏ ướt, và trên đất lầy lội''[2]. Việc này cũng xảy ra với người Inca vì sandal của họ với đế bằng đa sống sẽ bị nhão nhoét khi ngấm nước, mà khi khô thì cứng quèo và biến dạng méo mó. Wissler cho rằng ông đã tìm thấy sự liên kết giữa việc mang sandal và việc mặc quần áo vải dệt ở cả tân và cựu thế giới. Thực ra, ở Bắc Mỹ thời tiền sử việc bện sandal đã xuất hiện từ nhiều ngàn năm trước trước việc dệt vải. Những chiếc sandal như thế chỉ là một lãnh vực của việc đan lát rổ rá, chứ không phải của công nghiệp dệt may.[3]