Tài liệu: Giải thích về thủy triều như thế nào?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Hai lần một ngày đều đặn, trên tất cả các vùng biển trên thế giới, mực nước lên và sau đó lại xuống. Đó là thủy triều, hiện tượng tự nhiên hùng vĩ nhất. Nhịp độ và độ lớn
Giải thích về thủy triều như thế nào?

Nội dung

Giải thích về thủy triều như thế nào?

Hai lần một ngày đều đặn, trên tất cả các vùng biển trên thế giới, mực nước lên và sau đó lại xuống. Đó là thủy triều, hiện tượng tự nhiên hùng vĩ nhất. Nhịp độ và độ lớn của nó rất khác nhau, phụ thuộc vào địa điểm và thời kỳ. Kinh nghiệm và sự tính toán cho phép dự đoán trước giờ và độ cao của thủy triều lên ở từng cảng.

Người ta đã biết kể từ thời Newton, rằng vạn vật đều có lực hút. Mặt trăng quay xung quanh Trái đất hút nước biển của chúng ta. Điều này xảy ra liên tục trên mặt biển, trên hai dải bờ bao la của nó. Một bên là ở gần Mặt trăng hơn, đầu kia thì ngược lại. Phía bờ ở xa, lực húi yếu nhất. Hai đợt lên xuống này thay đổi tuân tự theo từng chu kỳ của Mặt trăng.

Mặt trăng quay một vòng chung quanh Trái đất mất 24 giờ 50 phút, như vậy cứ 12 giờ 25 phút một lần diễn ra một đợt thủy triều dạng liên tiếp sau một đợt thủy triều hạ xuống. Mặt trời cũng tác động một chút lên nước biển nhưng yếu hơn lực hút Mặt trăng 3 lần do ở xa Trái đất. Dạng địa hình bờ biến và cấu tạo đất đai có thể làm gia tăng hoặc kìm hãm sự chuyển động của nước. Thủy triều tại một điểm là kết quả của cả ba ảnh hưởng trên.

Khi tất cả những yếu tố trên hợp lại, thủy triều rất mạnh, khi các yếu tố trên loại trừ nhau, thủy triều sẽ không đáng kể. Chính nào thới kỳ xuân phân và thu phân, người ta nhận thấy rõ sự khác biệt giữa mức triều cường và triều ròng gần 15 mét ở Canada hoặc ở vịnh Mont-Saint-Michel khi thủy triều hạ đã làm lộ ra 20 km đường bờ biển. Trong khi đó, ở Địa Trung Hải, thủy triều hầu như không đáng kể.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2518-26-633549357884218750/Hang-hai-va-danh-ca/Giai-thich-ve-thuy-tr...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận