Đi biển bằng tàu buồm như thế nào?
Từ hàng nghìn năm, những tàu, thuyền buồm đã sử dụng năng lượng gió để đẩy tầu đi trên biển. Được giữ lại từ lâu trong ngành hàng hải để phục vụ giải trí và các cuộc đua thể thao, các cánh buồm lại một lần nữa được trang bị cho các con tầu có trọng tải lớn.
Vỏ của thuyền buồm có thể là một khối liền hoặc ghép nhiều mảnh: thuyền buồm hai thân hoặc ba thân. Nó được trang bị một bánh lái ở phía sau và một tấm lái dẫn hướng theo chiều thẳng đứng và bề mặt rộng chìm sâu theo chiều dọc sống tầu, trên trục của con tầu và hãm lại sự đổi hướng sang bên dưới tác động của gió. Các lá buồm thường là hình tam giác được trải ra trên những trục căng buồm và móc vào cột buồm. Các sợi thừng chão cho phép định hướng chúng theo hướng gió và đường đi của tầu. Những tầu buồm lớn ngoài buồm chính thường có thêm phía trước một ''buồm mũi'' và còn đôi khi một tấm buồm lớn có dạng cầu, nó làm tăng lên đáng kể vận tốc gió thổi từ đằng sau và người ta gọi nó là “spinnaker” (buồm đua).
Kỷ lục về tốc độ của thuyền buồm là hơn 50 km/h và một ván buồm đơn giản đã tiến gần tới tốc độ 60 km/h. Một chiếc tầu buồm có thể đi ngược gió với điều kiện phải đi ngoắt ngoéo hoặc phải “đi ngang”. Nhưng nếu gió lặng sẽ khiến nó rơi vào tình trạng nguy hiểm phó mặc cho những luồng nước biển. Tàu buồm thường được trang bị một động cơ phụ trợ khiến quá trình lượn lách được dễ dàng và cho phép thuyền tới được cảng trong trường hợp có sự cố nặng hoặc khi trời yên bể lặng.