CÁC DẠNG GIÁO DỤC CẤP CAO KHÁC
Đạo luật Các Cơ sở Giáo dục được Công nhận, ban hành năm 1986, đã công nhận các cơ sở tư thục không được nhà nước tài trợ. Những cơ sở này có các chương trình học với các kỳ thi do những bộ có liên quan giám sát. Những kỳ thi này bao trùm một dải rộng các chương trình về chuyên nghiệp, học nghề và học thuật.
Các thí sinh chuẩn bị cho các kỳ thi này bằng những khóa học tư thục cung ứng bởi những cơ sở phi lợi nhuận lẫn những cơ sở thương mại. Những thí sinh này cũng thu thập được những kiến thức và kỹ năng qua kinh nghiệm hay việc tự học ở nhà. Những chứng chỉ thí sinh đạt được cũng khác nhau về mặt trình độ. Một số chứng chỉ có thể so sánh với chứng chỉ học nghề (VBO/ MBO) hoặc chứng chỉ chuyên nghiệp cấp cao (HBO). Có một số chương trình phục vụ cho các kỳ thi giáo dục phổ thông cấp quốc gia như MAVO, HAVO, hoặc VWO.
Praktijkexamens
Hiệp hội Khảo thí Thực tiễn Hà Lan (Stichting Ncderlandse Associatie voor Pruktijkexamens - SNAP) do Bộ Giáo dục, Văn hóa và Khoa học điều hành. SNAP chủ yếu tổ chức các kỳ thi về các lĩnh vực kinh doanh, ngôn ngữ, toán và nghiệp vụ thư ký, được mở cho tất cả mọi công dân, không phân biệt tuổi tác hay căn bản học vấn. Những thí sinh thi đậu các kỳ thi này sẽ được cấp chứng chỉ praktijkexamen. Chứng chỉ này sẽ là một tài liệu xác nhận các kỹ năng chuyên môn đối với những nhà tuyển dụng tương lai.
Bằng MBA
Bằng MBA do Hiệp hội Khảo thí Thực tiễn Hà Lan (SNAP) cấp phát. Không giống như đa số các loại bằng cấp khác do SNAP cấp phát, bằng MBA (Quản trị Kinh doanh Hiện đại) đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức căn bản và phải trải qua những kỳ thi quan trọng. Muốn đăng ký thi ứng viên phải có một trong những loại chứng chỉ sau đây: Prakijkdiploma boekhouden (chứng chỉ kế toán), MBO, HAVO; hay các loại chứng chỉ tương đương. Một kỳ thi MBA bao gồm 6 môn thi, kéo dài trong 2 ngày, chiếm khoảng 13 giờ. Những môn thi này bao gồm: kinh tế học kinh doanh, quản trị kinh doanh (2 môn thi), luật thuế (2 môn thi), và thống kê kinh doanh.
Học viện Tiếp thị Hà Lan
Học viện Tiếp thị Hà Lan (NIMA) có tổ chức những kỳ thi để lấy các hoại chứng chỉ về tiếp thị: NIMA-A, NIMA-B, và NIMA-C. Ngoài những kỳ thi phổ thông này, NIMA còn tổ chức những kỳ thi để lấy các loại chứng chỉ tiếp thị chuyên biệt: Nhân viên Tiếp thị Trực tiếp (DMA), Giám đốc Tiếp thị Trực tiếp (DMM), chứng chỉ Sales-A, Sales-B, và chứng chỉ Tiếp thị Kinh doanh. Những kỳ thi của NIMA do Bộ Kinh tế giám sát.
Kỳ thi tiếp thị NIMA-A kéo dài trong 6 giờ, bao trùm một dải rộng các chủ đề về tiếp thị và những vấn đề liên quan. Hình thức kỳ thi có cả dạng trắc nghiệm lẫn dạng trả lời câu hỏi. Dạng trả lời câu hỏi thường có nội dung dựa trên một tình huống tiếp thị trong thực tế. Kỳ thi này mở rộng cho tất cả các đối tượng từ 21 tuổi trở lên. Những ứng viên dưới 21 tuổi có thể tham dự kỳ thi với điều kiện có chứng chỉ HAVO hoặc MBO. Những ứng viên thi đậu sẽ được cấp chứng chi NIMA-A.
Kỳ thi NIMA-B cũng kéo dài trong vòng 6 giờ và bao trùm một dải rộng các chủ đề về tiếp thị nâng cao và quản lý. Để có thể tham dự kỳ thi này, các thí sinh cần có chứng chỉ NIMA-A hoặc chứng chỉ HBO, cùng với những kinh nghiệm liên quan về tiếp thị. Những ứng viên đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ NIMA-B.
Kỳ thi NIMA-C bao gồm 2 phần, C-1 và C-2. Phần C-1 kiểm tra năng lực của thí sinh trong việc ứng dụng kiến thức vào việc sáng tạo. Phần thi này đòi hỏi việc phân tích và giải quyết vấn đề dựa trên một tình huống liên quan đến chiến lược tiếp thị. Phần C-2 là phần luận văn, trong đó thí sinh vạch ra một chiến lược tiếp thị cho công ty hay tổ chức mà thí sinh đang làm việc. Để có thể thi NIMA-C, ứng viên cần có chứng chỉ NIMA-B. Ngoài ra những thí sinh có chứng chỉ HBO về tiếp thị, hay bằng đại học thuộc lĩnh vực kinh tế kinh doanh cũng có thể tham dự kỳ thi này. Tất cả các thí sinh đều phải có 2 năm kinh nghiệm về tiếp thị, cộng với 2 năm kinh nghiệm trong quản lý tiếp thị trước khi được cấp phát chứng chỉ NIMA-C. Những ứng viên có chứng chỉ NIMA-B và NIMA-C có thể được miễn các môn học về tiếp thị trong các chương trình đại học của Hà Lan.
Bằng Quản trị Kinh doanh Quốc gia
Bằng Quản trị Kinh doanh Quốc gia (SPD) do Hội đồng SPD cấp phát, dưới sự giám sát của Bộ Giáo dục, Văn hóa và Khoa học. Văn bằng này được coi như tương đương với bằng HBO về kinh tế kinh doanh và chương trình học của SPD cũng tương tự như chương trình HBO về kinh tế kinh doanh. Từ năm 1988 luật pháp đã công nhận cho những người có bằng SPD được gọi với danh xưng Cử nhân. Kỳ thi SPD được tổ chức với 7 môn thi, kéo dài trong 18 giờ, bao gồm luật kinh doanh (2 môn thi), kinh tế kinh doanh (2 môn thi), và quản trị kinh doanh (3 môn thi). Thí sinh có thể chuẩn bị cho kỳ thi này bằng bất cứ chương trình học nào, tuy nhiên nếu ghi danh vào các cơ sở giáo dục thì thuận lợi nhất là có chứng chỉ HAVO hoặc VWO với các môn phù hợp, hoặc chứng chỉ MBO thuộc lĩnh vực kinh doanh.
Học viện Kế toán Hà Lan
Học viện Kế toán Hà Lan (NIVRA) được thành lập năm 1962. Dưới sự bảo trợ của Bộ Kinh tế, NIVRA quản lý nghiệp vụ kế toán ở Hà Lan. Tất cả những kế toán viên có đăng ký ở đây, với số lượng khoảng 8.000 người năm 1992, đều trực thuộc NIVRA. Học viện này đã đặt ra các chuẩn mực và hoạt động cho nghề kế toán, xuất bản tờ báo chuyên ngành và các loại sách liên quan, đồng thời đại diện cho tất cả các thành viên của mình trong các hoạt động quốc gia và quốc tế. Ngoài vai trò là một hiệp hội chuyên môn, NIVRA còn chịu trách nhiệm trực tiếp về những chương trình học để cấp văn bằng cho các kế toán viên chính thức, với số lượng sinh viên đăng ký theo học năm 1992 và 6.000 người.
Việc tuyển sinh vào NIVRA dựa trên cơ sở chứng chỉ VWO với môn chính là Toán I, hay các loại chứng chỉ tương đương. Những ứng viên có các loại bằng cấp khác phải qua một kỳ thi tuyển ở trình độ VWO, hoặc qua một kỳ thi đại học đặc biệt đành cho những người trên 25 tuổi, gọi là colloquium doctum. Năm 1993 NIVRA đã đưa ra một chương trình gồm 2 giai đoạn kéo dài trong 7 năm (4+3 năm). Theo chương trình này, ngoài 6 giờ lên lớp, mỗi tuần sinh viên còn phải để ra 15 giờ để tự học ở nhà. Quá trình học tập được đánh giá qua các kỳ thi viết do NIVRA tổ chức.
Giai đoạn đầu tiên của chương trình kéo dài trong 4 năm rưỡi. Những sinh viên thi đậu tất cả những kỳ thi của giai đoạn này sẽ được cấp phát chứng chỉ Kế toán NIVRA l . Giai đoạn 2 của chương trình kéo dài trong 3 năm. Sau giai đoạn này sinh viên sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp. Theo chương trình mới áp dụng, các sinh viên còn phải qua một thời gian đào tạo thực tế. Những sinh viên đạt yêu cầu của giai đoạn 2 sẽ được tiếp tục cấp phát chứng chỉ Kế toán NIVRA 2. Những sinh viên này sẽ được luật pháp công nhận là kế toán viên chính thức.
Chương trình NIVRA có dạng kết hợp với chương trình đại học của một số trường. Những sinh viên đã tốt nghiệp đại học ở những trường này có thể hoàn tất chương trình kế toán của NIVRA trong thời gian 3 năm để được công nhận là kế toán viên chính thức. Những trường đại học sau đây có chương trình kết hợp với NIVRA: Đại học Eramus, Đại học Amsterdam, Đại học Công giáo, Đại học Groningen, và Đại học Vrije Amsterdam.