Tài liệu: Hàn Quốc - Kiến trúc

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Kiến trúc tiền hiện đại của Triều Tiên có thể chia thành hai loại: loại kiến trúc sử dụng trong cung đình và các đền chùa,
Hàn Quốc - Kiến trúc

Nội dung

Kiến trúc

Kiến trúc tiền hiện đại của Triều Tiên có thể chia thành hai loại: loại kiến trúc sử dụng trong cung đình và các đền chùa, và loại kiến trúc sử dụng cho nhà ở của thường dân, với nhiều kiểu cách rất đa dạng. Các kiến trúc cung đình và đền chùa được làm theo kiểu rầm chia, trong khi kiến trúc của nhà dân có đặc điểm là mái tranh và hệ thống sưởi ấm dưới sàn  nhà gọi là ondol. Những người ở các tầng lớp trên thì xây những căn nhà lớn với mái ngói. Các mái nhà kiểu Triều Tiên thường cong và được nhấn lạnh bởi những mái hiên hơi dốc ngược.

Môi trường thiên nhiên luôn luôn được coi như một yếu tố cực kỳ quan trọng trong kiến trúc Triều Tiên. Chẳng hạn như rất nhiều ngôi chùa tọa lạc trên núi với cảnh đẹp xung quanh, và các lối kiến trúc của những ngôi chùa này cũng được sắp đặt cẩn thận để đạt được sự hài hòa với thiên nhiên xung quanh.

Trong việc chọn nơi chốn cho một tòa nhà hay bất kỳ công trình kiến trúc gì, người Triều Tiên thường có khuynh hướng gán một ý nghĩa cho môi trường thiên nhiên. Họ chưa cho là mảnh đất đó đủ tốt để xây dựng trừ khi nó có một quang cảnh phù hợp về 'sơn thủy'. Sự theo đuổi việc liên hệ với thiên nhiên này không những chỉ có lý do thẩm mỹ mà còn vì những nguyên tắc địa từ đã chi phối tâm lý người Triều Tiên.

Kiến trúc phương Tây được đưa vào Triều Tiên với sự mở cửa của nó ra thế giới vào cuối thế kỷ thứ 19. Các nhà thờ và những vãn phòng cho người nước ngoài đã được xây dựng với lối kiến trúc và những kiến trúc sư phương Tây. Trong những ngày đầu của sự phát triển lới kiến trúc hiện đại này, người Triều Tiên đã học hỏi những ý tướng và những kỹ năng mới từ các kiến trúc sư và kỹ sư phương Tây. Trong số những người tiên phong trong thập kỷ 1930 là Pan Tong-jin, người đã thiết kế tòa nhà của Đại học Triều Tiên.

Nền kiến trúc của Triều Tiên đi vào giai đoạn mới của sự phát triển sau thời kỳ chiến tranh Triều Tiên với sự trở về của hai kiến trúc sư trẻ đầy tham vọng - Kim Chung-op trở về  từ Pháp và Kim Su-gun trở về từ Nhật. Hai kiến trúc sư này đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của kiến trúc Triều Tiên. Một số những công trình đáng chú ý ở Seoul, trong đó có Vận động trường Olylnpic do Kim Su-gun thiết kế, Trung tâm Văn hóa Sejong do Um Tok-mun thiết kế và Trung tâm Nghệ thuật Seol do Kim Seo Chua thiết kế. Seoul đã nhanh chóng trở thành một nơi trưng bày hấp dẫn về những khuynh hướng và những phong cách kiến trúc hiện đại. Những đường nét in lên trời luôn thay đổi của thành phố này đã nói lên tốc độ thần kỳ mà Triều Tiên đã phát triển trong những năm gần đây.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2276-02-633500919807812500/Van-hoa---xa-hoi/Kien-truc.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận