Tài liệu: Hàn Quốc - Nghệ thuật biểu diễn

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Âm nhạc truyền thống của Triều Tiên có thể chia ra hai loại: jeongak vốn nguyên thủy là âm nhạc cung đình với tính chất tri thức và minsogak là âm nhạc dân gian đầy sức truyền cảm.
Hàn Quốc - Nghệ thuật biểu diễn

Nội dung

Nghệ thuật biểu diễn

ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG

            Âm nhạc truyền thống của Triều Tiên có thể chia ra hai loại: jeongak vốn nguyên thủy là âm nhạc cung đình với tính chất tri thức và minsogak là âm nhạc dân gian đầy sức truyền cảm. Jeongak gắn liền với văn hóa hoàng tộc và giới thượng lưu trong khi minsogak liên quan nhiều hơn đến giới thường dân trong những tầng lớp xã hội thấp hơn.

            Đặc điểm chung của âm nhạc Triều Tiên là nhịp độ chậm của nó. Hầu hết các bản nhạc cung đình đều đi với tốc độ rất chậm, đôi khi chậm đến mức chỉ một nhịp kép dài đến 3 giây. Kết quả là phong thái của nó thuộc về trạng thái tĩnh, trầm mặc và ve vuốt người nghe. nguyên nhân của nhịp độ chậm này là quan niệm của người Triều Tiên về sự quan trọng của hơi thở.

MÚA TRUYỀN THỐNG

            Múa truyền thống cũng được chia thành loại múa cung đình và múa dân gian. Múa cung đình bao gồm jeongjaemu là dạng múa được biểu diễn tại các bữa tiệc, và ilmu là đang múa được thực hiện trong các nghi thức Khổng giáo. Jeongjaemu được chia nhỏ thành dạng múa dân tộc hyangak jeongjae và dạng bắt nguồn từ đời Đường gọi là dangak jeongjae. Hyangak jeongjae dangak Jeọngae có thể được phân biệt qua phong cách điệu múa mở đầu và chấm dứt, qua việc có hay không có lời chào đầu tiên, và qua nội dung bài hát. Ilmu có thể được chia tiếp thành múa dân sự gọi là munmu và múa quân sự gọi là mumu.

NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG

            Những nhạc cụ bằng gió bao gồm các loại kèn ô hoa hình trụ, kèn cổ đai sắt, sáo ngang, và sáo dọc. Các nhạc cụ bằng dây có đàn tam thập lục mười hai dây, đàn tam thập lục sáu dây, đàn tam thập lục bảy dây và đàn viôlông hai dây. Các loại nhạc cụ gõ bao gồm chiêng cầm, chiêng treo, trống cái, trống nhỏ, quả lắc, chuông chùm và chuông chùm bằng đá.

HỘI HỌA

            Những bức họa cổ nhất của Triều Tiên là các tranh vẽ trên tường của các lăng mộ của thời kỳ Ba Vương quốc (từ năm 57 trước Công nguyên đến năm 668 sau Công nguyên). Những bức họa của thời kỳ Koguryo thường là sinh động và có tiết điệu nhịp nhàng, còn những bứt hoạ của thời kỳ Paekche thì thanh tú và tinh tế, trong khi đó những tác phẩm của thời kỳ Shilla lại tỉ mỉ và có tính chất suy đoán. Người ta ít biết về hội họa của thời kỳ Thống nhất Shilla (668 - 935) vì chỉ có vài tác phẩm còn lưu lại, nhưng mọi người tin rằng hội họa đã hưng thịnh trong thời kỳ hòa hợp và phong phú về văn hóa này.

            Trong thời kỳ Koryo (918 - 1392), hội họa đã hưng thịnh một cách đa dạng, với ảnh hưởng của Phật giáo phản ánh trên những bức tranh tường trong các chùa chiền và các bức tranh cuốn về Phật giáo). Rất nhiều họa sĩ bậc thầy vẽ các bức tranh về Bốn Loại cây Quý phái (mận, lan, cúc và tre). Những họa sĩ của đầu thời kỳ Choson chưa giải tỏa họ khỏi những phong cách bảo thủ, nhưng những họa sĩ sau đó đây thể hiện cả sự sáng tạo lẫn tính chất nguyên thủy, và bắt đầu vẽ những bức họa theo thể loại, diễn tả những cảnh trong đời sống hàng ngày. Vào thời kỳ Nhật chiếm đóng, nền hội họa truyền thống bị đè bẹp trong khi đó hội họa phương Tây được đưa vào và trở nên phổ biến. Sau ngày giải phóng, sự quan tâm được đặt vào cả hội họa truyền thường và hội họa phương Tây, và ngày nay cả hai phong cách đều hưng thịnh ở Triều Tiên.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2276-02-633500919568750000/Van-hoa---xa-hoi/Nghe-thuat-bieu-dien.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận