Văn học
Loại văn tự mô phỏng một phần chữ Hán qua cách phát âm gọi là Idu. Trong văn học Triều Tiên chi có 25 bài thơ gọi là Hyangga được viết dưới dạng chữ này. Dưới triều đại Koryo, một loại thơ ca gọi là Trường Thi trở nên rất thịnh hành. Vào nửa sau của triều đại này, một loại thơ trữ tình gọi là Shijo rất phổ biến trong xã hội. Loại thơ Shijo này thường bao gồm một khổ thơ ba hàng diễn tả những ý rất cô đọng. Sau khi mẫu tự Han-gul ra đời, nhiều loại thơ tình đã được sáng tác.
Vào giữa triều đại Choson, một loại thơ trữ tình gọi là Kasa được sáng tác rất rộng rãi. Được viết bằng chữ Hán như là một loại thơ trữ tình điển hình của Triều Tiên, các bài thơ Kasa được các nhà thơ diễn tả sự gắn bó của họ với cái đẹp của thiên nhiên. Sau khi có chương trình Sirhak (Học tập Thực tiễn) vào thế kỷ thứ 17 và 18, những ảnh hưởng của phương Tây đã mang đến sự phát triển mới cho văn học Triều Tiên, thường là qua đạo Cơ đốc.
Khái niệm là mọi người đều bình đẳng đã trở nên phổ biến và tấn công vào sự bất bình đẳng của xã hội truyền thống. Một sự thay đổi lớn trong lĩnh vực văn học và việc ra đời hàng loạt những tác phẩm viết bằng chữ Han-gul. Tác giả thì đa dạng, từ những nhà văn nhà thơ cho đến quần chúng phổ thông.
Quyển ‘Những Truyện Mới về Con Rùa Vàng’ viết bằng chữ Hán được coi như mở đầu cho thể loại hư cấu của Triều Tiên. Trong bộ này chỉ có quyển đầu tiên gồm năm truyện ngắn là còn tồn tại cho đến ngày nay. Những truyện này nổi bật với bối cảnh ở Hàn Quốc và kết thúc bi thảm, tương phản với bối cảnh ở Trung Quốc và kết thúc vui vẻ lãng mạn của những tác phẩm trước. Vua Kli-ton Chon được coi như tác giả đầu tiên viết tiểu thuyết hằng tiếng mẹ đẻ. Tác phẩm này được viết vào thế kỷ 17, là một lời bàn xã hội tấn công vào những sự bất bình đẳng trong xã hội Choson. Vào thế kỷ thứ 19, loại hình P’ansori, hay là nhạc kịch diễn bởi một người đã chiếm lĩnh được sự phổ biến trong văn học. P’ansori là những câu chuyện được hát bởi những nghệ sĩ chuyên nghiệp cho khán giả ngoài trời, với nội dung châm biếm, đả kích tầng lớp thượng lưu.
Trong khoảng thời gian trước và sau cuộc thôn tính của người Nhật năm 1910, ý thức quốc gia được miêu tả bằng phương tiện văn học được viết bằng chữ Han-gul gọi là shinmunhak hay là văn học mới. Ch’oe Nan-son cho in một bài thơ với tựa đề 'Từ Biển đến Đứa Bé' tiên tạp chí Sonyon năm 1908, mở đầu cho phong trào thơ mới hay thơ tự do ở Triều Tiên. Ngoài ra, Yi Kwang-su bắt đầu viết những tiểu thuyết mới trên tạp chí Ch’ongch’un năm 1914, và sự đóng góp của ông vào văn học hiện đại Triều Tiên đã được đánh giá rất cao.
Cho đến những năm 1960, những tài năng văn chương đã thể hiện chính họ bằng nhiều thể loại. Những chủ đề được ưa chuộng là sự bất công xã hội, những ảnh hưởng mất nhân tính của sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những tác phẩm của các tác giả đáng chú ý như Yi Mun-yol và Han Mu-suk đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Anh và tiếng Pháp. Vì chất lượng viết và dịch tiếp tục được nâng lên, người ta hy vọng rằng trong tương lai gần những tác phẩm của các nhà văn Triều Tiên sẽ được hoan nghênh ở Hàn Quốc cũng như ở hải ngoại.