HENRY CAVENDISH
(1731 - 1810)
Cavendish là nhà vật lý và hóa học người Anh. Henry Cavendish sinh ở Nice, Pháp và mất ở clapham London. Ông đã theo học ở Peterhouse College, Cambriđge và sống chủ yếu ở London. Cuộc sống riêng của ông được giữ kín, không ai biết rõ vì sao ông đã dành cả cuộc đời cống hiến cho khoa học thực nghiệm. Ông đã liến hành các thí nghiệm về hóa học, nhiệt và điện nhưng không quan tâm công bố các kết quả đã đạt được và chỉ giữ quyền ưu tiên về khám phá. “Ông là nhà Bác học giàu có nhất trong số các nhà Bác học”, nhưng luôn luôn sống một cách thanh đạm. Ông không bao giờ tiếp người lạ trong nhà và rất ít nói, hầu như lúc nào cũng ở trong phòng thí nghiệm và thư viện riêng ở nhà.
Năm 1772, Cavendish đã thực hiện được một thí nghiệm chứng minh định luật nghịch đảo bình thường của tĩnh điện. Ông đã chứng minh rằng điện tích, không thể tồn tại lâu bền trong một vật dẫn khi nối nó với một vật dẫn ở xung quanh. Ông đã đi trước Faraday trong việc đưa ra khái niệm “Khả năng cảm ứng riêng” (tức là hằng số điện môi) của các chất và đo đại lượng đối với một số chất. Một thế kỷ sau, năm 1879, James Clerk Maxwell đã viết các công trình về điện của Cayendish trong thời gian 1771 – 1781 như sau: các công trình này cho thấy rằng Cavendish đã thấy trước hầu như tất cả các sự kiện lớn về điện mà trong giai đoạn sau thế giới khoa học mới biết được qua các bài viết của Coulomb và các nhà vật lý Pháp''.
Cavendish còn là người đầu tiên đã phát hiện ra khí hyđrô và đo hằng số hấp dẫn của Newton bằng cân xoắn do chính ông thiết kế và từ đó tính được tỷ trọng trung bình của Trái đất. Cavendish đã chứng minh rằng, nước không phải là một nguyên tố mà cấu tạo bởi hyđrô hợp với ôxy.
Nhưng đối với các nhà vật lý, đóng góp lớn nhất của Cavendish là xác định được bằng thực nghiệm tỷ trọng của Trái đất, công bố năm 1798 trong Philosophical Transactions. Ông sử dụng hai quả cầu bằng chì có đường kính là 2 và 12 phút (1 phút = 27mm). Ông đã định được tỷ trọng đó là 5,45, rất gần với con số 5,674 được các nhà vật lý chấp nhận ngày nay.
GS. VŨ VĂN CHUYÊN
và ĐẶNG MỘNG LÂN