Hoạt động của con người làm mất tính ổn định đến đâu?
Theo Tansley, hoạt động của con người không làm rối loạn một trật tự tự nhiên đang tiến hóa một cách hài hòa tới tột đỉnh. Bản thân con người là một yếu tố sinh thái, đương nhiên là mạnh, nhưng có sự phân tích bằng các công cụ của sinh thái học. Nếu lúc đầu các nhà sinh thái học đã tìm cách phân tích các hệ sinh thái ít bị “người hoá” (chịu tác động của hoạt động con người), thì hiện nay vị trí quan trọng của việc người hóa đã được nhận ra nhiều: con người tác động qua việc thải CO2 vào khí quyển, thay đổi sử dụng các bề mặt, phân mảnh các hệ sinh thái và làm mất đi một số hệ này.
Về phương diện lý thuyết, việc xét đến hoạt động của con người đã kích thích việc phân tích ảnh hưởng của các rối loạn, là điều củng cố quan niệm cho rằng các hệ không được cân bằng như định nghĩa. Từ đó người ta cho rằng sự rối loạn là một yếu tố sinh thái cũng quan trọng như các yếu tố khác, giống như sự cạnh tranh giữa các loài. Ví dụ, các mạng dinh dưỡng trong rừng chỉ có thể hoạt động bền vững nếu rừng bị đảo lộn vì những đám cháy hoặc bão tố.
Ngược lại, biên độ rối loạn do con người cũng đặt ra những vướng mắc. Người ta không biết chính xác một hệ sinh thái có thể chịu đựng những thay đổi mà không mất hẳn tính ổn định của nó tới mức nào. Cách đặt vấn đề này đã khai sinh ra một ngành của sinh thái học gọi là ''phục hồi'', quan tâm đến các điều kiện khôi phục một hệ sinh thái bị thoái hớp. Vấn đề lại càng khó hơn ở quy mô sinh quyền: ví dụ, hoạt động của con người hiện nay cố định nitơ của khí quyển nhiều hơn so với các quá trình tự nhiên. Ngoài ra, việc người hóa (anthropisation) buộc sinh thái học phải kết hợp với các khoa học xã hội, vì động thái của các hệ sinh thái cũng phụ thuộc vào hành động của con người.