Tài liệu: Hoa Kỳ - Sự tăng trưởng trong Công nghiệp

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Công nghiệp bắt đầu ở châu Âu vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, và đã nhanh chóng lan sang Mỹ. Cuộc Cách mạng Năm 1860, khi Abraham Lincoln đắc cử tổng thống,
Hoa Kỳ - Sự tăng trưởng trong Công nghiệp

Nội dung

Sự tăng trưởng trong Công nghiệp

Công nghiệp bắt đầu ở châu Âu vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, và đã nhanh chóng lan sang Mỹ. Cuộc Cách mạng Năm 1860, khi Abraham Lincoln đắc cử tổng thống, 16% dân số của Mỹ sống ở các khu vực thành thị, và một phần ba thu nhập của đất nước là từ sản xuất. Ngành công nghiệp đô thị hóa được hạn chế chủ yếu trong vòng vùng Đông Bắc, và việc sản xuất vải bông là ngành công nghiệp dẫn đầu, cùng với việc đóng giày, đan áo len, và máy móc cũng đã bắt đầu được mở rộng. Nhiều công nhân mới là những người nhập cư. Trong khoảng thời gian từ 1845 đến 1855, có khoảng 300.000 người Âu nhập cư vào đây mỗi năm. Hầu hết những người này đều nghèo và cư ngụ ở những thành phố phía Đông, phần lớn là ở các cảng mà họ đã đến.

Trong khi đó miền Nam vẫn còn không khí thôn dã và lệ thuộc vào miền Bắc về vốn và các loại sản phẩm chế biến. Những nguồn lợi về kinh tế của miền Nam, kể cả tình trạng nô lệ, chỉ có thể được bảo vệ bằng quyền lực chính trị trong thời gian miền Nam còn kiểm soát được chính quyền liên bang. Đảng Cộng hòa, thành lập năm 1856, đại diện cho miền Bắc công nghiệp hóa. Năm 1860, đảng Cộng hòa cùng với tổng thống Abraham Lincoln nói về vấn đề nô lệ một cách do dự, nhưng về chính sách kinh tế thì họ rõ ràng dứt khoát hơn nhiều. Năm 1861 họ đã thông qua một cách thành công các biểu thuế bảo hộ hàng nội địa. Năm 1863 và 1864 một bộ luật về ngân hàng quốc gia đã được soạn thảo.

Chiến thắng của miền Bắc trong cuộc Nội chiến của Mỹ (1861-1865) đã xác định số phận của đất nước này và nền kinh tế của nó. Hệ thống lao động nô lệ bị bãi bỏ, làm cho những đồn điền lớn ở miền Nam bị thất thu rất nhiều. Nền công nghiệp của miền Bắc, vốn đã tăng trưởng rất nhiều do những nhu cầu của chiến tranh, đã lao tới phía trước. Những nhà công nghiệp thao túng nhiều mặt trong đời sống quốc gia, kể cả các hoạt động xã hội và chính trị. Tầng lớp quý tộc trang trại ở miền Nam đã biến mất.

PHÁT MINH, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ÔNG VUA

Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế sau cuộc Nội chiến đã đặt nền tảng cho nền kinh tế công nghiệp hiện đại của Mỹ. Một cuộc bùng nổ của những khám phá và phát minh diễn ra, tạo ra những thay đổi sâu rộng mà nhiều người gọi là “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai”. Dầu mỏ đã được phát hiện ở phía Tây Pennsylvania. Máy đánh chữ được phát triển. Những toa xe lửa có máy lạnh được đưa vào sử dụng. Điện thoại, máy hát đĩa và bóng đèn điện được phát minh. Và vào đầu thế kỷ 20, ôtô đã thay thế xe ngựa, con người thì bay những chiếc phi cơ.

Song song với những thành tựu này là sự phát triển của hạ tâng cơ sở của nền công nghiệp đất nước. Than được tìm thấy rất nhiều ở dãy núi Appalachia, từ Pennsylvania về hướng Nam đến Kentucky. Những mỏ sắt lớn được mở ra ở khu vực hồ Superior tại phía trên vùng Trung Tây. Những xưởng luyện kim phát triển mạnh ở những nơi hai loại vật liệu thô này (than và sắt) có thể đưa vào để chế biến thành thép. Những mỏ đồng và mỏ bạc lớn được mở ra, theo sau những mỏ chì là những nhà máy xi măng.

Khi công nghiệp tăng trưởng hơn nữa, nó đã phát triển những phương pháp sản xuất số nhiều. Frederick W. Taylor đã tiên phong trong lĩnh vực quản lý khoa học vào cuối thế kỷ thứ 19, đã sắp xếp một cách khéo léo chức năng của nhiều công nhân khác nhau và từ đó phát minh ra một phương pháp hiệu quả hơn để họ làm việc. (Lối sản xuất số nhiều thực sự là ý nghĩ của Henry Ford, năm 1913 đã ứng dụng dây chuyền sản xuất, trong đó mỗi công nhân chỉ làm một công đoạn đơn giản trong việc sản xuất ô tô. Với một cái nhìn tầm xa, Ford đã cấp một mức lương hào phóng cho các công nhân - 5 USD một ngày - để tạo điều kiện cho họ mua được những chiếc ô tô mà họ làm ra, từ đó giúp cho ngành công nghiệp này mở rộng hơn nữa).

Thời kỳ “hoàng kim” trong nửa cuối thế kỷ 19 là kỷ nguyên của những ông vua. Nhiều người Mỹ đã tôn sùng những doanh nhân này, những người đã tích luỹ được một cơ ngơi đồ sộ về tài chính. Thường thì thành công của họ ở chỉ nhìn thấy được tiềm năng lâu dài của một sản phẩm mới hay dịch vụ mới, như trường hợp John D. Rockefeller đã nhìn thấy tiềm năng của dầu mỏ. Họ là những tay cạnh tranh mãnh liệt, chỉ chuyên tâm với một mục tiêu là thành công và quyền lực về tài chính. Những tay khổng lồ khác ngoài Rockefeller và  Ford có Jay Gould, người làm giàu từ đường sắt; J.Pierpont Morgan, ngành ngân hàng; và Andrew Carnegie ngành thép. Một số ông vua thì trung thực theo những chuẩn mực kinh doanh của thời đó, một số khác thì lại sử dụng sức mạnh, sự hối lộ và thủ đoạn để đạt được sự giàu có và quyền lực. Nhưng dù tốt hay xấu, lợi tức kinh doanh cũng có những ảnh hưởng quan trọng đối với chính quyền.

Morgan, có lẽ là tay khoa trương nhất trong số các doanh nhân, đã có một lối sống hoang đàng trong cả cuộc sống riêng tư lẫn cuộc sống kinh doanh. Ông và những đồng sự thường cờ bạc, đi du thuyền, thết đãi những bữa tiệc phung phí, xây dựng những nhà ở tráng lệ, và mua những kho tàng nghệ thuật của châu Âu. Trái lại, những người như Rockefeller và Ford biểu hiện những phẩm chất khắt khe. Họ vẫn giữ lối sống và những giá trị tỉnh lẻ. Là người có đạo, họ cảm thấy trách nhiệm của họ đối với những người chung quanh. Họ tin rằng phẩm chất cá nhân có thể dẫn đến thành công.

Trong khi tầng lớp trí thức Âu châu thường nhìn vào thương mại bằng ánh mắt coi thường, hầu hết người Mỹ - vốn sống trong một xã hội có cấu trúc giai cấp hay thay đổi – đã nhiệt tình ấp ủ ý tưởng làm giàu. Họ thưởng thức những rủi ro và những kích động của môi trường kinh doanh cũng như những tiêu chuẩn cao của cuộc sống và tôn vinh sự thành công trong kinh doanh.

Tuy nhiên khi nền kinh tế Mỹ trưởng thành vào thế kỷ 20, những người có vai vế trong kinh doanh đã mất đi sự vẻ vang của họ theo lý tưởng kiểu Mỹ. Những thay đổi có tính quyết định đã xảy ra với sự nổi lên của các công ty, xuất hiện đầu tiên trong ngành công nghiệp đường sắt và sau đó lan đến các ngành khác. Những nhà đại tư bản trong kinh doanh đã bị thay thế bởi những “nhà kỹ trị” - những giám đốc lương cao là đầu não của các công ty. Sự nổi lên của các công ty đã khơi ngòi cho sự nổi lên của một phong trào lao động có tổ chức với tác dụng đối kháng lại sức mạnh và ảnh hưởng của kinh doanh.

Cuộc cách mạng công nghệ vào thập kỷ 1980 và 1990 mang đến một nền văn hóa kinh doanh lập lại kỷ nguyên của những ông vua. Bill Gates, người đứng đầu Microsoft, đã xây dựng một vận may to lớn bằng cách phát triển và bán các phần mềm vi tính. Gates đã khắc họa nên một thế giới đầy lợi nhuận đến độ vào cuối thập kỷ 1990 công ty của ông đã bị bộ Tư pháp Hoa Kỳ tố cáo về tội đe dọa các đối thủ và tạo nên một sự độc quyền trong kinh doanh. Nhưng đồng thời Gates cũng thành lập một nền móng về công tác từ thiện thuộc hàng lớn nhất. Nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh thời nay không có được một tiểu sử như Gates. Họ chỉ đạo vận mạng của các công ty, nhưng đồng thời họ cũng làm công tác từ thiện và giúp đỡ các trường học. Họ quan tâm đến nền kinh tế quốc gia và mối quan hệ của Mỹ với các nước khác, và họ sẵn sàng bay đến Washington để hội ý với các quan chức chính quyền. Trong khi họ có ảnh hưởng rõ rệt đối với chính quyền, họ vẫn không thể kiểm soát được nó, như một số ông vua của thời kỳ Hoàng kim tin rằng họ đã làm được.

SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN

Trong những năm đầu của lịch sử nước Mỹ, hầu hết các nhà lãnh đạo chính trị đều miễn cưỡng không muốn làm cho chính quyền liên bang nhúng tay quá sâu vào bộ phận tư nhân, ngoại trừ trong lĩnh vực giao thông vận tải. Nói chung họ chấp nhận chính sách để mặc tư nhân kinh doanh, một chủ nghĩa đối kháng với việc can thiệp của chính quyền vào nền kinh tế, ngoại trừ trường hợp cần duy trì luật lệ và trật tự. Thái độ này bắt đầu thay đổi vào nửa sau của thế kỷ 19, khi những doanh nghiệp nhỏ, các nông trại và các phong trào lao động bắt đầu yêu cầu chính quyền nhân danh họ đứng ra can thiệp vào công việc.

Chuyển sang thế kỷ mới, một tầng lớp trung lưu đã được hình thành trở nên ranh mãnh với cả những thành phần tinh hoa trong kinh doanh lẫn những phong trào chính trị cấp tiến của nông dân và người lao động ở miền Trung Tây và miền Tây. Được gọi là những người Cấp tiến, những người này ủng hộ các qui định về kinh doanh của chính quyền nhằm đảm bảo sự cạnh tranh và tự do kinh doanh. Họ cũng đấu tranh với những mục nát trong bộ phận nhà nước.

Quốc hội đã ban hành một đạo luật qui định cho các hoạt động đường sắt vào năm 1887 (Đạo luật Thương mại Liên bang), và một đạo luật khác ngăn chặn các công ty lớn kiểm soát cả một ngành công nghiệp vào năm 1890 (Đạo luật Sherman Chống Tờ rớt). Tuy nhiên những đạo luật này mãi cho đến những năm từ 1900 đến 1920 mới được thi hành triệt để, khi tổng thống của đảng Cộng hòa là Theodore Roosevelt (1901- 1909), tổng thống của đảng Dân chủ là Woodrow Wilson (1913- 1921), và những người khác có cùng quan điểm với những đảng viên Cấp tiến lên nắm chính quyền. Nhiều cơ quan có chức năng qui định, chỉnh đốn đã được hình thành trong những năm này, trong đó có Hội đồng Thương mại Liên bang, Cơ quan về Thực phẩm và Thuốc, và Hội đồng Mậu dịch Liên bang.

Cự can thiệp của chính quyền vào kinh tế đã gia tăng đến mức quan trọng nhất vào thời kỳ của Chính sách Kinh tế Xã hội Mới trong thập kỷ 1930. Sự phá sản của thị trường chứng khoán năm 1929 đã khởi đầu cho một sự trục trặc nghiêm trọng nhất về kinh tế trong lịch sử nước Mỹ, gọi thời kỳ Đại Suy thoái (1929 - 1940). Tổng thống Franklin D. Roosevelt (1933-1945) đã ban hành Chính sách Kinh tế Xã hội Mới để làm giảm bớt tình hình căng thẳng này.

Nhiều luật lệ và các cơ sở quan trọng hình thành nền kinh tế hiện đại của Mỹ có thể truy nguyên từ thời kỳ của Chính sách Kinh tế Xã hội Mới. Hệ thống pháp lý của thời kỳ này đã mở rộng quyền của liên bang về ngân hàng, nông nghiệp, và phúc lợi xã hội. Nó đã thiết lập những tiêu chuẩn tối thiểu về lương bổng và giờ làm việc, và nó đóng vai trò của chất xúc tác cho sự mở rộng các công hội trong các ngành công nghiệp như sắt thép, ô tô và cao su.  Những chương trình và những cơ quan mà ngày nay tỏ ra không thể thiếu đối với hoạt động của nền kinh tế hiện đại đã được hình thành vào thời đó: Hội đồng Chứng khoán và Hối đoái để điều hành thị trường chứng khoán; Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang nhằm đảm bảo cho các khoản tiền ký thác tại ngân hàng; và nổi bật nhất là hệ thống Phúc lợi Xã hội, nhằm trợ cấp lương hưu cho những người già dựa trên những đóng góp của họ lúc còn làm việc.

Những người lãnh đạo của Chính sách Kinh tế Xã hội Mới có ý xây dựng một mối quan hệ gần gũi hơn nữa giữa các doanh nghiệp và chính quyền, nhưng những nỗ lực này không tồn tại qua được Thế chiến thứ II. Đạo luật Phục hồi Công nghiệp Quốc gia, một chương trình chỉ sống ngắn ngủi của Chính sách Kinh tế Xã hội Mới, đã tìm cách làm cho những lãnh đạo doanh nghiệp và các công nhân, dưới sự giám sát của chính quyền, giải quyết những xung đột để từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất. Trong khi nước Mỹ không theo sự dàn xếp của phát xít về bộ ba doanh nghiệp-lao động- chính quyền đã được thực hiện tại Đức và Ý, những bước khởi đầu của Chính sách Kinh tế Xã hội Mới đã hướng vào việc phân chia quyền hạn giữa ba thành viên có vai trò chủ yếu về kinh tế này. Quyền hạn của ba phía này còn phát triển hơn nữa trong chiến tranh, khi chính quyền Mỹ can thiệp sâu vào nền kinh tế. Ban Sản xuất trong Chiến tranh đã kết hợp những năng lực sản xuất của đất nước nhằm đáp ứng cho những ưu tiên về quân sự. Những nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng được cải biến để đáp ứng những nhu cầu về quân sự. Chẳng hạn như những nhà sản xuất ô tô đã chế tạo xe tăng và máy bay, làm cho nước Mỹ trở thành một “kho vũ khí của nền dân chủ”. Trong một nỗ lực nhằm hạn chế lạm phát, Văn phòng Quản lý Giá vừa được thành lập đã kiểm soát giá cả thuê nhà, hạn chế những mặt hàng tiêu dùng từ đường đến xăng dầu, và kiềm chế sự tăng giá.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2255-02-633495561350937500/Kinh-te/Su-tang-truong-trong-Cong-nghiep....


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận