Tài liệu: Italia - Nền cộng hòa

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Gần 25 triệu cử tri, chiếm khoảng 89% người có quyền đi bầu, trong đó lần đầu tiên có phụ nữ, đã thực hiện cuộc tổng tuyển cử ở Italia vào ngày 2 và 3 tháng 6 năm 1946.
Italia - Nền cộng hòa

Nội dung

NỀN CỘNG HÒA

Gần 25 triệu cử tri, chiếm khoảng 89% người có quyền đi bầu, trong đó lần đầu tiên có phụ nữ, đã thực hiện cuộc tổng tuyển cử ở Italia vào ngày 2 và 3 tháng 6 năm 1946. Trong số này, có 54,3% đã chọn chế độ cộng hòa cho đất nước của họ. Ngày 13 tháng 6, vua Humbert đã thoái vị và ra khỏi nước.

CÁC ĐẢNG PHÁI LỚN

Trong cuộc bầu cử vào hội đồng lập hiến, đảng Dân chủ Thiên chúa giáo chiếm đa số phiếu và trở thành đảng chiếm ưu thế ở Italia. Sau đó đến đảng Xã hội và đảng Cộng sản, cuối cùng là bốn đảng nhỏ khác. Ngày 28 tháng 6, Enrico de Nicola, một đảng viên của đảng Tự do, được bầu làm tổng thống lâm thời của chế độ cộng hòa. De Gasperi vẫn giữ chức thủ tướng.

HỘI NGHỊ HÒA BÌNH PARIS

Trong Hội nghị Hòa bình tại Paris, người ta bàn đến những vấn đề như việc quốc tế hóa thành phố Trieste, việc nhượng lại một số vùng lãnh thổ, và việc chi 100 triệu USD để bồi thường chiến tranh cho Liên Xô. Mặc dù có nhiều sự phản đối, một hiệp ước cũng đã được ký kết vào ngày 10 tháng 2 năm 1947, và sau đó đã được Italia thông qua. Các lực lượng chiếm đóng của Đồng minh đã rút lui khỏi Italia một thời gian ngắn sau đó.

BẦU CỬ QUỐC HỘI

Hội đồng Lập hiến của Italia đã soạn thảo bản hiến pháp cho đất nước này, có hiệu lực từ ngày l tháng 1 năm 1948.

Trong cuộc bầu cử quốc hội ngày 18 và 19 tháng 4, đảng Dân chủ Thiên chúa giáo chiếm đa số phiếu, có được 307 ghế ở hạ nghị viện và 151 ghế ở thượng nghị viện. Mặt trận Bình dân, do liên minh giữa đảng Cộng sản và đảng Xã hội cánh tả, chiếm được 182 ghế ở hạ nghị viện và 81 ghế ở thượng nghị viện. Đảng Xã hội cánh hữu có được 33 ghế ở hạ nghị viện, và số 52 ghế còn lại được phân phối cho những đảng nhỏ.

Ngày 11 tháng 5, Luigi Einaudi được cử làm tổng thống nước cộng hòa Italia. De Gasperi được cử lại làm thủ tướng.

CÁC HIỆP ƯỚC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NƯỚC NGOÀI

Tứ cường (Anh, Pháp, Nga, Mỹ) đã không đồng ý với việc bố trí các thuộc địa của Italia tại châu Phi trước chiến tranh. Vấn đề đã được đưa ra trước Liên Hiệp Quốc. Ngày 21 tháng 11 năm 1949, Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã nhóm họp, quyết định sẽ trao trả độc lập cho vùng Xô-ma-li thuộc Italia sau 10 năm làm lãnh thổ ủy thác cho Liên Hiệp Quốc dưới sự quản lý của Italia, và trao trả độc lập cho Libia vào năm 1952.

Italia tiếp tục cộng tác với các nền dân chủ phương Tây sau khi đã thông qua Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Tháng 6 năm 1952 quốc hội Italia thông qua Kế hoạch Schuman, theo đó hình thành Cộng đồng Than và Thép châu Âu, vốn sau này trở thành Cộng đồng châu Âu (ngày nay là Liên minh châu Âu - EU).

DE GASPERI RÚT LUI

Năm 1953, cuộc bầu cử quốc hội diễn ra vào ngày 7 và 8 tháng 6. Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo một lần nữa lại chiếm đa số phiếu. Tiếp đến là đảng Cộng sản và các đảng thuộc cánh hữu. De Gaspeli được thay thế bởi thủ tướng Giuseppe Pella, nguyên là bộ trưởng bộ tài chính.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2085-02-633492111562187500/Lich-su/Nen-cong-hoa.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận