KEPLER NHÀ LẬP PHÁP CHO VŨ TRỤ
Ba định luật chuyển động của hành tinh là định luật chuyển động chung cho các hành tinh trong vũ trụ. Nhà thiên văn học Đức Kepler (1571 - 1630) là người đã phát minh định luật này. Ông đã được người đời tôn vinh là nhà lập pháp cho vũ trụ.
Kepler vốn là người có dị tật bẩm sinh, cơ thể có nhiều khiếm khuyết, thị lực kém, một tay bị tật. Thế nhưng trí tuệ của ông lại rất tốt, từ nhỏ đã thông minh hơn người, học tập cần cù. Ở các bậc học tiểu học, trung học ông luôn là học sinh xuất sắc. Năm 16 tuổi ông vào học trường Đại học Tipingont và nhanh chóng trở thành một người kiên quyết ủng hộ học thuyết Copernic. Năm 17 tuổi tốt nghiệp đại học và đến năm 20 tuổi ông nhận học vị thạc sĩ. Trong các năm học đại học, ông đã tranh thủ đọc các sách về thiên văn học. Sau đó qua một thời gian dài quan sát, ghi chép, suy nghĩ, tính toán cẩn thận; ông phát hiện trong lý thuyết của Copernic về các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo tròn không phù hợp với số liệu quan sát, nên cần phải có các tìm tòi mới. Vào năm 1596 ông công bố quyển sách ''bí mật của vũ trụ'', được nhà thiên văn học Tycho đánh giá cao và Tycho có lời mời ông đến cùng cộng tác nghiên cứu thiên văn.
Sau khi Tycho qua đời, Kepler căn cứ theo cách tính của Copernic về các qũi đạo tròn của các hành tinh để tiến hành tính toán qũi đạo của sao Hoả. Kết quả tính toán so với các số liệu quan trắc về cơ bản là khá phù hợp với sai số là một cung 8o. Cung 8o so với góc quay trên đồng hồ là 0,13 giây. Nhiều người cho sai số này là nằm trong phạm vi sai số của phép đo, nhưng Kepler đã không bỏ qua sai số nhỏ này. Ông hết sức tin tưởng các số liệu quan sát của Tycho, ông lại tiến hành nghiên cứu sâu thêm một bước nữa và cuối cùng phát hiện được các sai sót trong cách tính toán của Copernic: Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời không theo qũi đạo tròn mà theo quĩ đạo ellip. Do đó ông đã đưa ra định luật thứ nhất: Các hành tinh chuyển Động quanh Mặt Trời theo qũi đạo ellip và Mặt Trời ở trên một tiêu điểm của ellip. Sau này ông đã phát biểu: ''Chính cung góc sai 8o đã đưa tôi đến chỗ cải cách con đường của thiên văn học''. Sau đó Kepler phát hiện, các hành tinh chuyển động trên qũi đạo không phải với tốc độ đều mà tuân theo qui luật sau đây: Đường nối Mặt Trời và hành tinh trong khoảng thời gian như nhau sẽ quét một diện tích bằng nhau. Đó là định luật thứ hại về chuyển động của các hành tinh.
Không thoả mãn với các kết quả đạt được, Kepler tiếp tục gian khổ tìm tòi một cách lâu dài mong tìm ra được mới quan hệ thống nhất về vận động thống nhất của các hành tinh, tìm được tính hài hòa chung trong vũ trụ. Gặp thời binh lửa, gia cảnh bần bách khó khăn, nhưng ông không mềm lòng nản chí. Trải qua bao nỗi cực nhọc khó khăn, sau 10 năm nhọc nhằn làm việc, cuối cúng ông đã phát minh định luật thứ ba về chuyển động của các hành tinh: bình phương của chu kỳ chuyển động các hành tinh tỉ lệ với lũy thừa bậc ba của trục dài của qũi đạo ellipse.
Do định luật về chuyển động của các hành tinh đã làm rõ các bí mật về chuyển động của các hành tinh, làm cơ sở cho Newtơn phát hiện định luật vạn vật hấp dẫn, trong lịch sử khoa học người ta gọi đó là ba định luật Kepler.