Tài liệu: Khởi nghĩa Wat Iylor

Tài liệu
Khởi nghĩa Wat Iylor

Nội dung

KHỞI NGHĨA WAT TYLOR

Khởi nghĩa Wat Tylor bùng vào năm 1381, là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất ở Anh thời Trung đại.

Cuộc Chiến tranh trăm năm giữa Anh và Pháp đã làm cho nước Anh tổn thất nặng nề như là từ sau năm 1369, cuộc Chiến tranh trăm năm bước sang giai đoạn II, nước Anh liên tiếp thất bại. Đến năm 1375, nước Anh hầu như mất hết phần lãnh địa trên đất Pháp. Để tăng theo chi phí cho chiến tranh, nước Anh bắt đầu thu thuế tính theo đầu người, gọi là thuế thân. Mức thuế ngày càng cao, đến năm 1380 mức thuế đã cao gấp 3 lần so với hồi đầu. Đồng thời nạn dịch hạch bắt đầu lan ra châu Âu từ năm 1348 đã tràn sang nước Anh, tác hại còn nặng nề hơn cả ở Pháp, dân số nước Anh giảm gần một nửa. Sức lao động ở thành thị và nông thôn bị giảm sút khiến cho nền kinh tế nước Anh lâm vào tình trạng khủng hoảng. Giá cả lúc đó tăng vọt  nhưng vua Anh vẫn ban hành sắc lệnh về tiền lương, hạ thấp mức lương. Tiền thuế thì cao mà tiền lương thì buộc phải rút xuống khiến cho thợ thủ công, nông nô và công nhân làm thuê đã xuất hiện khi ấy, cùng dân chúng Anh phải chịu nỗi thống khổ cùng cực. Sự bất mãn trong nước ngày càng bộc lộ rõ và chính mối bất mãn đó đã trở thành động lực của cuộc khởi nghĩa nông dân Anh.

Trước khi khởi nghĩa bùng nổ, ở Anh đã có một giáo phái hoạt động, tuyên truyền tư tưởng bình đẳng, công kích kịch liệt sự bất bình đẳng trong xã hội. Giáo sĩ John Paul đã dẫn những câu trong Kinh Thánh để nêu quan điểm của mình: “Khi Adam cày ruộng và Eva dệt vải thì ai là quý tộc”. Tư tưởng bình đẳng đã có ảnh hưởng sâu rộng trong dân chúng, do đó đã chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc khởi nghĩa nông dân sau này.

Tháng 5 năm 1381, nông dân ở hai quận miền Đông nước Anh đã giết chết các nhân viên thu thuế để phản đối việc tăng thuế, phát động khởi nghĩa. Chỉ trong vòng một tháng đã có 25 quận trong 40 quận cả nước nổi dậy hưởng ứng. Nông dân phá hủy các trang viên, tu viện, cướp lương thực, gia súc và của cải, đất bỏ các loại văn tự, giấy tờ sổ sách ghi chép nợ nần. Rồi họ cử Wat Tylor, một người thợ làm tôn lợp mái nhà, đứng ra lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Về sau người ta liền gọi cuộc khởi nghĩa nông dân này là Khởi nghĩa Wat Tylor. Wat Tylor liền tổ chức lực lượng vũ trang tiến thẳng về London. Dân nghèo ở London mở cổng thành đón mừng quân khởi nghĩa. Nghĩa quân đã giết chết những viên quan to mà nhân dân căm ghét, thiêu hủy các hồ sơ bản án ở tòa án. Vua Charle II phải trốn vào ẩn trong tháp London. Trước sức ép và yêu cầu mạnh mẽ của quân khởi nghĩa, nhà vua buộc phải ra để đàm phán với lãnh tụ nghĩa quân. Nhà vua đồng ý chấp nhận những yêu cầu của nghĩa quân. Một bộ phận nghĩa quân thấy thế, lấy làm thỏa mãn liền trở về nhà. Trong lần đàm phán thứ hai, Tylor bị ám sát. Nông dân bị lừa, lần lượt giải tán. Charle lập tức nuốt lời hứa, phái kỵ binh đàn áp, rượt đuổi giết hại những nghĩa quân nông dân đang trên đường trở lại quê nhà.

Sau  khi khởi nghĩa Wat Tylor bị đàn áp, phong trào nông dân Anh vẫn không chấm dứt. Bọn quí tộc phong kiến biết rằng không thể bắt nông dân làm lao dịch hoặc nâng cao tô thuế được nữa. Trong thế kỷ XV, quá trình nông dân được chuộc lại tự do thân thể diển ra rất mau chóng, đến cuối thế kỷ XV thì chế độ nông nô ở Anh đã không còn tồn tại nửa.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/793-02-633366769437777500/Khoi-nghia-cua-no-le-va-nong-dan/Khoi-nghi...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận