KHỞI NGHĨA SPARTACUS
Khởi nghĩa Spartacus là một trong những cuộc khởi nghĩa nô lệ có quy mô lớn nhất trong lịch sử Roma cổ đại. Nó đã giáng một đòn nặng nề vào nền thống trị của giai cấp chủ nô, nêu một tấm gương sáng ngời cho giai cấp bị áp bức. Marx đã ca ngợi Spartacus, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này là “nhân vật rạng rỡ nhất trong lịch sử cổ đại”.
Cổ Roma là một quốc gia nô lệ. Trong quốc gia nô lệ này, nô lệ chỉ là thứ “công cụ biết nói”, thậm chí còn bị đem mua bán ngoài chợ cùng với gia súc. Trong tất cả các loại nô lệ thì nô lệ đấu sĩ sống trong hoàn cảnh bi thảm nhất.
Spartacus là người quê ở xứ Thrace thuộc Bắc bộ bán đảo Hy Lạp, trong một lần chiến đấu với quân đội đông chinh của Roma, bị bắt làm tù binh, đem về bán làm nô lệ ở Italia. Ông được huấn luyện về thuật đấu kiếm trong một doanh trại nô lệ ở Capoue để trở thành đấu sĩ. Con đường duy nhất của đấu sĩ là giết chết đối phương hay bị đối phương giết chết tại đấu trường để mua vui cho bọn quí tộc chủ nô và dân tự do Roma. Vì vậy sớm muộn, nhất định họ cũng phải chịu giết chết. Tương lai thê thảm đó buộc họ phải đấu tranh đến cùng để mong thoát khỏi số phận khủng khiếp đó, Spartacus và trên hai trăm đấu sĩ ở cùng một doanh trại huấn luyện đã quyết tâm nổi dậy để giành lấy tự do. Do kế hoạch bị bại lộ nên Spartacus đành phải khởi nghĩa sớm. Năm 73 trước công nguyên,Spartacus cùng 78 đấu sĩ phá được vòng vây, cướp đoạt một số khí giới chạy đến tụ họp trên sườn núi lửa Vésuve, dựa vào hình thế hiểm trở để xây dựng căn cứ địa. Tin khởi nghĩa lan truyền sang các vùng lân cận, nô lệ khắp nơi đều lũ lượt đi theo Spartacus. Hàng ngũ nghĩa quân phát triển rất nhanh, ít lâu sau đã lên tới hơn một vạn người. Bọn thống trị Roma liên tiếp phái mấy đạo quân đến trấn áp nhưng đều bị nghĩa quân Spartacus đánh bại phải rút tàn quân chạy về. Quân khởi nghĩa phát triển và lớn mạnh nhanh chóng, không bao lâu có đến trên mười vạn người. Đi đến đâu họ cũng đốt phá trang trại của bón chúa đất, giải phóng nô lệ, đem chiến lợi phẩm phân chia cho mọi người.
Năm 72 trước Công nguyên, Spatacus dẫn quân từ Nam lên Bắc, dọc theo dãy núi Apennin để vượt qua dẫy Alpes, đưa nô lệ trở về quê hương của họ ở Hy Lạp và ở Gaule. Nhưng có lẽ gặp những khó khăn, Spartacus nửa đường phải thay đổi kế hoạch, dẫn quân quay lại phương nam. Viện nguyên lão cử Crassus làm Tư lệnh chỉ huy tám cánh quân mạnh định bao vây tiêu diệt nghĩa quân ở gần Roma. Như Spartacus đã vòng qua Roma tiến xuống phía Nam, định chuyển quân sang đảo Sicilia, đã phát động khởi nghĩa ở đây, cầm cự lâu dài với Roma. Song kế hoạch chuyển quân sang Sicilia cũng không thành công. Các thuyền bè bị một cơn bão đánh dạt ra ngoài biển khơi. Nghĩa quân muốn rút về vùng căn cứ địa, nhưng Crassus đã cho quầy Roma đào hào sâu dài tới 50km cắt ngang bán đảo Britium đều chặn đường rút lui của nghĩa quân về phía Bắc. Spartacus liều chết dẫn quân tiến thẳng về phía trước, nhân một đêm bão tuyết đã phá vỡ phòng tuyến của quân Roma, vượt qua lũy cao hào sâu tiến thẳng đến Brundisium. Những trận chiến đấu ác liệt, cuối cùng đã diễn ra giữa nghĩa quân và quân đội đế quốc ở vùng này.
Năm 71 trước Công nguyên, quân khởi nghĩa bị các đạo quân là của hai tướng Roma là Crassus và pompéiụs đánh bại. Spartacus bị trọng thương nhưng vẫn chiến đấu cho đến lúc sức cùng lực kiệt mới thôi. Trên sáu nghìn nghĩa trận bị bắt làm tù binh, tất cả đều bị bọn thống trị Roma đem hành hình, đóng đinh chết trên những cây giá chữ thập, cắm suốt trên con đường đi từ Capoue đến Roma. Về sau dư đảng của Spartacus vẫn tiếp tục chiến đấu dai dẳng ở cả một vùng Nam Italia cho đến năm 63 trước Công nguyên mới bị tiêu diệt hẳn.
Cuộc khởi nghĩa do Spartacus lãnh đạo là một cuộc khởi nghĩa tự phát. Nhưng cuộc khởi nghĩa đó đánh dấu một giai đoạn lịch sử sáng ngời của cả một phong trào đấu tranh giành tự do và quyền sống của con người từ trước tới nay.
Phong trào khởi nghĩa của nô lệ những năm 73 - 71 trước Công nguyên bị đàn áp, Spartacus hy sinh, nhưng sự nghiệp sáng ngời chính nghĩa của Spartacus còn sống mãi với thời gian.