Tài liệu: Kinh đô vương quốc Xinla xa xưa của Triều Tiên

Tài liệu
Kinh đô vương quốc Xinla xa xưa của Triều Tiên

Nội dung

KINH ĐÔ VƯƠNG QUỐC XINLA XA XƯA CỦA TRIỀU TIÊN

 

Những báu vật văn hóa hấp dẫn nhất ở phía Bắc tỉnh Kiyôngxăng đã chứng minh một cách hùng hồn rằng, vùng Kiyôngiu chính là Kinh đô xưa của Vương quốc Xinla tồn tại từ năm 57 Tr.CN đến năm 953 S.CN. Mảnh đất cầu phúc của những tia sáng Mặt trời đầu tiên mọc lên phương Đông, toàn thể thành phố là một bảo tàng lộ thiên rực rỡ, có vô số đền đài và kho báu lịch sử - đó là hoa trái của tuổi vàng văn hóa dân tộc Triều Tiên. Bảo tàng Kiyôngju còn giữ được hơn 80.000 di vật được khám phá ngay trong vùng, chứng tích về chủ quyền suốt trong mười thế kỷ của một nền văn hóa thịnh vượng trong bề dày lịch sử đất nước Triều Tiên.

Kiôngju hay Xôrabôn cùng là Kinh đô của Vương quốc Xinla khởi đầu với nhà Vua Pan Hiôcôdơ - đó chính là quả trứng thần thoại của Triều Tiên. Vương quốc này đã tồn tại 992 năm.

Kiôngju là tên gọi khác của Thành phố Xôrabôn do Vương triều Côriô đặt năm 940, là trung tâm hành chính của tỉnh Kiôngxăng. Sau đó, dưới các chỉnh thể mới được đổi tên là Kiôngju Miếng năm 1910, Vilơ Kiêng Ju năm 1931, Xi tê Kiongju năm 1955.

2000 năm trôi qua, vẫn in sâu vào máu thịt của mỗi người dân xứ sở này một Kiôngju, bảo tàng lộ thiên. Ngay trong lòng thành phố, người ta đã chứng kiến 23 kho báu dân tộc, 42 kho báu và 53 thắng cảnh, lâu đài lịch sử. Nhà bảo tàng Kiôngjư trải rộng 90.000 mét vuông bao gồm 87.000 gian phòng của thời đại Vương quốc Xinla, trong đó có 13 kho báu dân tộc và 19 kho báu tự nhiên. Bảo tàng được xây dựng năm 1915 với tư cách là phòng triển lãm nhân dân thành phố cất giữ những di sản văn hóa trong tòa nhà cũ được xây dựng từ triều đại Sôxông. Nhà Bảo tàng hiện nay được xây dựng với quy mô hiện đại và khoa học từ năm  1975.

Ngôi đền Pungucxa

Nếu có một địa điểm không bao giờ vắng khách du lịch và nhà nghiên cứu thì đó chính là ngôi đền Pungucxa. Đền này được xây dựng từ năm 528 bởi một Nữ hoàng, mẹ của Vua Pôphungoăng. Ngôi đền đẹp rực rỡ như hiện nay được xây dựng lại năm 751 dưới triều Vua Kiôngdô. Giáo sư trường Đại học Kiông bua, Xô Xuxanh, đã dày công nghiên cứu về ngôi đền, và năm 1984 công bố một niên hiệu mới: đền được xây dựng từ năm 414, dưới triều Xinrông (402- 417) của Vương quốc Xinla.

Pungucxa là một trong những ngôi đền đẹp nhất được tạo dựng trong những năm tháng vàng son của Vương quốc Xinla thống nhất. Đó là cả một kho báu về kiến trúc cổ. Được xây trên tòa núi đá lởm chởm, ngôi đền là biểu tượng sự phân giới của Phật với đất đai trần thế.

Tabôtap và Xôcatap là hai ngôi chùa trong những ngôi chùa đẹp nhất của phương Đông. Nó được xây dựng trước chính điện Taơnjông cả đền Pungucxa. Riêng ngôi chùa Tabôtap cao 10,4 mét - rộng 4,4m - có kiến trúc đặc biệt, hơi khác với phong cách truyền thống của chùa chiền của Triều Tiên.

Hang động nổi tiếng Xôcurăng

Hang động nhân tạo này cách ngôi Đền Pungucxa khoảng chừng 3km, có thể là được xây dựng năm 751. Lòng hành lang hình vuông, được trang trí những hình điêu khắc của nghệ thuật Phật giáo. Trần hang là một vòm tròn, người ta gắn lên đó pho tượng lớn Xakiamuni cao 3,4 mét - một pho tượng của Phật giáo xa xưa.

Cửa hang tiếp nhận ánh sáng Mặt trời mọc lên từ Biển Đông. Cứ mỗi ban mai, tưng bừng muôn tia sáng tương tự như tia nắng của Phật giáo chiếu dọi. Đó là hình ảnh biểu tượng nỗi khao khát của con người muốn thế giới này sáng rực bằng ''ánh sáng của chân lý''.

Núi Nam giàu có

Núi Nam cách trung tâm Kiôngju về phía Nam khoảng 4km, nằm trong quần thể di tích quý báu của cố đô. Núi này còn có tên là Kumôxăng, và được gọi bóng bẩy là Ngọn núi rùa vàng, bởi vì hình dáng núi giống như con rùa quay đầu về Biển Đông. Có thể nói đây là một nhà bảo tàng không có tường bao bọc, trong đó chứa đựng hơn 300 di tích lịch sử và điêu khắc Phật giáo nằm rải rác tại 35 thung lũng mang đầy huyền thoại. Trong công trình nghiên cứu Xămguc luxa (Ký ức về 30 triều Vua) của thầy tu Iriông, có ghi: ''Những ngôi đền như những vì sao trên bầu trời và những ngôi chùa vươn lên giữa không trung như cánh chim hoang dã”. Trong thời đại Vương quốc Xinla, ngọn núi này đã cất giấu chừng 808 ngôi đền.

Thung lũng Metờrâya còn lưu lại dấu vết duy nhất, nơi đầu tiên nhen nhóm lên Đạo Phật ở Triều Tiên. Phong cảnh hoang vắng và cô tịch. Sáu pho tượng Phật và Bồ tát nổi lên trong thung lũng ngẫm ngợi, trầm tư mặc tưởng…

Một thành lũy vững chắc trên núi, trong đó chứa đựng những hạt giống, và số hạt lúa đã hóa thành than được bảo quản nguyên vẹn. Khảo sát qua 4 bia đá thì người ta biết được thành lũy này xây từ khi Vương quốc Xinla mới ở thời kỳ sơ khai. Trên núi, một vườn hoa vừa xây dựng để tôn thêm vẻ đẹp của lịch sử và văn hóa.

Đài thiên văn cổ nhất phương Đông

Đài Sôngxôngđa được xây dựng trong thời trị vì của Hoàng hậu Xôngđô (632-647), có thể là một đài thiên văn cổ nhất phương Đông. Đài hình trụ tròn giống như cái chai đặt trên một nền vuông, biểu hiện quan niệm của người phương Đông ''đất vuông trời tròn''.

Trên đỉnh hình trụ tròn nhô lên tảng đá và đầu nút đặt chiếc la bàn. Cấu trúc của toàn bộ Đài thiên văn được kết bằng 362 tảng đá, 361 cùng một cỡ như nhau và một tảng đá cuối cùng bé nhất, tất cả hài hòa với số ngày trong năm âm lịch.

Đài thiên văn được sử dụng như một điểm tham khảo để vạch ra các kinh đô trên những tấm đồ bản của Vương quốc Xinla.

Làng cổ lăngdông

Làng lăngdông trong vùng Kiôngju cũng là một địa điểm đáng chú ý. Có thể xem đây là một làng tiêu biểu của tầng lớp quý tộc dưới triều đại Sôxông. Ngôi nhà Xông Tôngman do Xông Xô xây dựng được bảo vệ cẩn thận như một kho báu vật quan trọng của kiến trúc dân gian.

Xông Xô (1433-1483) đã đặt nền móng tạo lập Làng lăngdông. Có thể nói ông là một kiến trúc sư tài giỏi của bộ tộc Uônxông Xông. Làng này cũng đã sản sinh ra lôngjốc (149 1 -1553), một trong năm nhà nho thông minh nhất xã hội Sôxông. Trong làng, các bộ lôgăng và Uônxông Xông cùng tồn tại suốt năm Thế kỷ nay. Hàng năm, người ta tổ chức lễ hội Sisinbangi để trừ ma và cầu mong cuộc sống bình yên.

Nếu du khách hỏi một gia đình nào đó đã sống bao lâu ở làng Kiôngju thì bất kỳ một người già nào cũng có thể kể về các thế hệ tổ tiên cho đến thời đại Xinla. Thực sự niềm tự hào về dân tộc Xinla là niềm tự hào bằng tinh thần và máu thịt của họ.

Những ngôi mộ Vua Chúa

Phần lớn các ngôi mộ ở Kiôngju đã được mở ra với mục đích nghiên cứu khoa học. Ngôi mộ của Husông được mở ra đầu tiên, năm 1946, do một số nhà Bác học. Nhiều kho báu nghệ thuật ở Xinla, bao gồm mũ miện Vua chúa, đồ trang sức bằng vàng đã được tìm thấy trong mộ của Sôngmasông và Oannăngđaơsông, cũng đã được phát hiện năm 1973 và 1975. Xuyến vàng, vòng đá quý, đồ trang sức bằng bạc, rìu sắt, mũi tên, đồ gốm được tìm ra trên một vùng đất rộng lớn của cư dân thời đại Vương quốc Xinla.

Xung quanh Hồ Pômun

Hồ Pômun cách Kiôngju về phía Đông chừng 8,3km, rộng 10km2. Tại vùng hồ có nhiều khách sạn hảo hạng, nhiều sân gôn và nhiều nơi vui chơi giải trí. Công viên Tôturăc lộng lẫy. Hàng ngày, hồ Pômun thu hút gần 50.000 khách du lịch, đông nhất là vào mùa Xuân và mùa Thu.

(Le Courrier de la Corée, 28-5-1994)




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/170-02-633386705621093750/95-Di-san-tieu-bieu/Kinh-do-vuong-quoc-Xin...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận