Tài liệu: Một số chứng bệnh tâm lý thường gặp trong giao tiếp xã hội

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Con người từ khi sinh ra ai cũng cần có những mối quan hệ xã hội. Phạm vi quan hệ xã hội của mỗi người phụ thuộc rất lớn vào nghề nghiệp, sở thích, phương thức sống cũng như vị trí địa lý của họ
Một số chứng bệnh tâm lý thường gặp trong giao tiếp xã hội

Nội dung

Một số chứng bệnh tâm lý thường gặp trong giao tiếp xã hội

Con người từ khi sinh ra ai cũng cần có những mối quan hệ xã hội. Phạm vi quan hệ xã hội của mỗi người phụ thuộc rất lớn vào nghề nghiệp, sở thích, phương thức sống cũng như vị trí địa lý của họ. Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều người không thể kết bạn được với ai, hoặc nếu có kết bạn được thì những tình bạn đó cũng chỉ tồn tại được trong một khoảng thời gian rất ngắn. Quan hệ đồng nghiệp của họ trong công việc cũng không mấy tốt đẹp. Chính trạng thái tâm lý không tốt của họ đã cản trở sự phát triển của những mối quan hệ xã hội bình thường. Đây cũng chính là những căn bệnh về tâm lý giao tiếp mà các bác sĩ tâm lý thường hay đề cập tới.

Tự ti

Một số người thường xuyên cảm thấy tự ti, thiếu lòng tin vào chính mình, không can đảm khi một mình bắt tay vào làm bất cứ việc gì, luôn sợ hãi hết thứ này đến thứ khác, chỉ biết hô hào theo những người khác chứ không có chủ kiến của riêng mình. Nếu không khắc phục được trạng thái tâm lý này, chắc chắn cá tính riêng của người đó cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề.

Sợ hãi

Trạng thái tâm lý sợ hãi thường xuất hiện ở những người không có kiến thức sâu rộng, tính cách hướng nội và kém ăn nói. Chính vì sợ hãi nên dù đã cân nhắc kỹ lưỡng và biết chắc quan điểm của mình là đúng thì họ cũng không dám lên tiếng bảo vệ quan điểm đó. Những biểu hiện này rất dễ nhận thấy và sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sự giao lưu, kết bạn của họ.

Đa nghi

Trong cuộc sống, một số người tuy đã ủy thác, nhờ cậy người khác làm thay mình một việc gì đó nhưng vẫn thích dò xét họ bằng con mắt đa nghi, hay tham gia nhận xét và nói này nói nọ vào công việc của họ. Nếu những người này nhờ bạn mình làm giúp họ một việc gì đó, rồi lại hỏi một người khác xem người bạn kia làm công việc đó thế nào thì chắc chắn tình bạn giữa hai người sẽ bị ảnh hưởng.

Ngang ngạnh, gàn dở

Một số người luôn ngang ngạnh và gàn dở trong mọi mối quan hệ, thích ở vị trí đối lập với tất cả mọi người. Trong khi mọi người cho như vậy là đúng thì cô ta nói là sai, cho như vậy là phải thì cô ta nói là trái. Những biểu hiện này chỉ khiến mọi người nhìn cô ấy bằng ánh mắt phản cảm hơn mà thôi.

Tâm lý chiến đấu

Một số người luôn coi bạn bè như kẻ thù và lúc nào cũng ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu với bạn của mình. Tình bạn của họ (nếu có) cũng chỉ là những tình cảm hời hợt, nông cạn và khó mà kéo dài được hoặc trở nên sâu sắc hơn.

Tham lam

Một số người cho rằng mục đích của tình bạn là sự trao đổi thường xuyên “đôi bên cùng có lợi”. Họ chỉ thích kết bạn với những người có thể giúp ích hoặc mang lại cho họ một điều gì đó thiết thực và chính họ cũng thường quên ngay người bạn này khi đã đạt được mục đích theo kiểu “qua cầu rút ván”. Tâm lý tham lam và những quan niệm sai lầm này sẽ chỉ càng khiến họ bị tổn thương hơn.

Lạnh nhạt

Một số người luôn có thái độ lạnh nhạt với những việc không liên quan đến lợi ích thiết thân của họ. Họ làm như không nghe, không thấy gì hết và luôn cho rằng sự bàng quan, tự đắc đó mới chính là “nhân cách”. Hẳn không ai trong chúng ta muốn gần gũi hay kết bạn với một người như vậy, và vì thế mà họ ngày càng ít bạn, càng cô độc hơn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4190-02-633705466912906628/Mot-so-le-nghi-thuong-dung-khi-ket-ban/Mo...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận