Tài liệu: Não khi mơ có dễ bị điên không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Lại là một chủ đề gây chia rẽ!
Não khi mơ có dễ bị điên không?

Nội dung

Não khi mơ có dễ bị điên không?

Lại là một chủ đề gây chia rẽ! Theo nhà tâm thần học và sinh lý học thần kinh Allan Hobson thì chiêm bao cùng những gì vô lý kèm theo nó có quan hệ với một sự hoang tưởng loạn trí, với kết quả loạn năng của não và với ''tiếng ồn'' không có lợi hoặc đánh lừa, do đó sẽ vô ích nếu định tìm ý nghĩa che giấu của nó. Một số người còn đi tới chỗ đặt chiêm bao song song với chứng tâm thần phân lập, cho dù trong chứng loạn tâm thần, các ảo giác thuộc về thính giác hơn thị giác.

Ngược lại, các nhà tâm lý khác, như David Foulkes người Mỹ, cho rằng chiêm bao không kỳ lạ hơn tư duy lúc thức và phụ thuộc vào cùng quá trình nhận thức.

Một cách tiếp cận trung gian cho rằng trên thực tế, những điều lạ lùng của chiêm bao tuân theo các quy tắc rất xác định, như một nhân vật biến thành một nhân vật khác, hoặc một vật vô tri biến thành một vật vô tri khác, nhưng không khi nào một sinh vật biến thành vật vô tri và ngược lại. Theo Sophie Schwartz, sự không khớp này có thể do hiện tượng phân ly giữa các đơn vị chức năng bình thường vẫn hoạt động một cách hòa nhập trong bộ não thức. Dựa vào giả thuyết này, những nghiên cứu về chụp ảnh não cho thấy một sự phân bố hoạt động riêng rẽ trong các vùng thị giác của vỏ trong lúc thức và trong giấc ngủ nghịch lý. Ngoài ra, một số dị dạng đặc trưng của chiêm bao, như nhận dạng sai các khuôn mặt quen thuộc hoặc mức độ bị méo mó trong cảnh mộng, giống như những triệu chứng thần kinh cổ điển do một số tổn thương não gây ra.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1870-02-633462653974843750/Chiem-bao/Nao-khi-mo-co-de-bi-dien-khong....


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận