Tài liệu: Nước Nga - Văn học

Tài liệu
Nước Nga - Văn học

Nội dung

VĂN HỌC

 

Văn học Nga đã bắt đầu xuất hiện trong những người Xla-vơ Đông sau phong trào Cơ đốc hóa vào thế kỷ thứ 10. Những bài văn tế lễ được viết bằng ngôn ngữ thế tục đã làm cho văn học Nga phát triển nhanh chóng. Trong suốt thế kỷ 16, hầu hết những tác phẩm văn học đều có chủ đề tôn giáo hoặc do những người trong lĩnh vực tôn giáo viết ra. Trong số những tác phẩm nổi bật nhất từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14 có bộ Biên niên sử nguyên thủy, một tác phẩm về các sự kiện lịch sử và truyền thuyết, Bài thơ về Chiến dịch của Igor, một thiên anh hùng ca bằng thơ nói về các trận đánh chống lại người Pecheneg Thổ Nhĩ Kỳ. Những tác phẩm thuộc các thể loại mang tính thế tục, chẳng hạn như những câu chuyện trào phúng, đã bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ 16.

Được viết năm 1670, cuốn Cuộc đời của vị Tăng lữ Avvakum là một tác phẩm tự thuật hiện thực đi tiên phong, vốn tránh được phong cách hoa mỹ kiểu nhà thờ, và được viết bằng tiếng Nga bản xứ. Một số tiểu thuyết ngắn và truyện châm biếm của thế kỷ 17 cũng đã sử dụng tiếng Nga bản xứ. Tác phẩm theo thể loại thơ ca đầu tiên của Nga đã được viết vào thế kỷ 17.

Thế kỷ 18, đặc biệt là dưới triều đại của Peter Đại đế và Catherine Đại đế, là một giai đoạn chịu ảnh hưởng rất mạnh của phương Tây. Văn học Nga trong một thời gian ngắn đã bị lấn át bởi chủ nghĩa kinh điển Âu châu trước khi chuyển sang chủ nghĩa đa cảm vào năm 1780. Lúc đó những câu chuyện bằng văn xuôi, gồm những truyện giang hồ hay những truyện châm biếm, đã trở biến với giai cấp trung lưu và hạ lưu, trong khi những người quý tộc thì đọc chủ yếu là văn học phương Tây. Việc thế tục hóa nhà thờ Chính thống giáo ở Nga của Peter đã có những ảnh hưởng rất lớn đối với những chủ đề về tôn giáo trong văn học. Dưới thời Catherine, báo chí trào phúng được mô phỏng theo Anh quốc, đồng thời thơ ca và kịch cũng phát triển.

Đến thế kỷ 19 văn học Nga đã hình thành một truyền thống thể hiện những vấn đề trong cuộc sống thực tế, và những nhà văn từ thế kỷ 18 đã làm giàu hơn ngôn ngữ Nga bằng những yếu tố mới. Những nhà văn của thế hệ này đã có những đặc điểm chung quan trọng: sự chú ý đến thực tại, việc mô tả chi tiết đời sống hàng ngày ở Nga, xóa bỏ sự ngăn trở trong việc mô tả những điều tục tĩu, xấu xa trong cuộc sống, và một thái độ châm biếm đối với những chuyện tầm thường và khuôn sáo. Tất cả những yếu tố này đã thể hiện trong dạng tiểu thuyết và truyện ngắn vay mượn của Tây Âu, nhưng những nhà thơ của thế kỷ 19 cũng có nhiều tác phẩm giá trị để đời.

Kỷ nguyên của chủ nghĩa Hiện thực bắt đầu khoảng năm 1850. Trong thời kỳ này các chuẩn mực mới về ngôn ngữ, chủ đề, hình thức và kỹ thuật miêu tả đã được phát triển. Pushkin đã được coi như nhà thơ vĩ đại nhất của Nga. Lermontov thì đã đóng góp cho văn học bằng cả thể loại văn xuôi lẫn thể loại thơ ca. Gogol’ được công nhận như người khai sinh ra văn xuôi hiện thực và hiện đại của Nga. Những nhà văn viết văn xuôi có tầm cỡ nhất trong kỷ nguyên này là Ivan Turgenev, Fedor Dostoyevskiy và Lev Tolstoy. Những tiểu thuyết Tội ác và Trừng phạt Anh em nhà Karamazov của Dostoyevskiy, cũng như những cuốn Chiến tranh và Hòa bình Anna Kerenina của Tolstoy là những tác phẩm kinh điển của văn học thế giới.

Khuôn mặt chính của văn học trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 19 là Anton Chekhov, người đã viết cả hai thể loại là kịch và truyện ngắn. Chekhov là một người theo thuyết duy thực, đã khảo sát những mặt yếu của từng cá nhân hơn là của cả xã hội. Những vở kịch của ông như Vườn cây Anh đào, Chim Hải âu, Ba Chị em đến ngày nay vẫn được diễn trên khắp thế giới.

Đến thập kỷ 1890, thơ ca của Nga đã được phục hồi và định hình lại bởi một số thi sĩ theo trường phái tượng trưng, mà người đại biểu nổi bật nhất là Aleksandr Blok. Sau đó có nhiều nhóm nhà văn khác, theo những trường phái khác nhau cũng đã đóng góp tích cực vào nền tảng của văn học Nga, như Leonid Andreyev, Ivan Bunin, Maksim Gor’kiy, Vladimir Korolenko và Aleksandr Kuprin. Gor’kiy đã trở thành khuôn mặt hàng đầu của chế độ Bôn-sê-vích và Xô Viết trong những thập kỷ 1920 và 1930. Năm 1933 Bunin đã trở thành nhà văn Nga đầu tiên nhận giải Nobel văn chương.

Thời kỳ ngay sau cuộc Cách mạng Nga là một giai đoạn thử nghiệm của văn học và cũng đã nổi lên nhiều nhóm nhà văn khác nhau. Hầu hết những tác phẩm trong thập kỷ 1920 mô tả cuộc nội chiến hoặc sự đấu tranh giữa người Nga cũ và người Nga mới. Những nhà văn nổi bật nhất của thập kỷ này là Isaak Babel’, Mikhail Bulgakov, Veniamin Kaverin, Leonid Leonov, Yuriy Olesha, Boris Pil’nyak, Yevgeniy Zamyatin và Mikhail Zoshchenko. Những nhà thơ vượt trội nhất thì có Akhmatova, Osip Mandel’shtam, Mayakovskiy, Pasternak, Marina Tsvetayeva và Sergey Yesenin. Tác phẩm chiếm ưu thế trong giai đoạn này là Thép đã tôi Thế đấy của Nikolay Ostrovskiy. Một tác phẩm độc đáo của thập kỷ 1930 là cuốn tiểu thuyết viết về cuộc nội chiến, cuốn Nhà Quý tộc Im lặng của Mikhail Sholokhov, đã mang đến cho tác giả của nó giải thưởng Nobel văn học năm 1965.

Trong thời gian từ 1953 đến 1991, văn học Nga đã sản sinh ra một tầng lớp nhà văn ưu hạng. Cuốn tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago của Pasternak đã gây nhiều xúc động khi được xuất bản ở phương Tây năm 1957. Giải thưởng Nobel văn học năm 1958 đã được công bố cho Pasternak qua tác phẩm này. Cuốn Một ngày Trong đời của Ivan Denisovich của Aleksandr Solzhenitsyn và một bước ngoặt của thời đại này. Năm 1987 Brodsky đã đoạt giải Nobel văn học.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1780-02-633470655692187500/Van-hoa---Xa-hoi/Van-hoc.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận