Tài liệu: Người Pà thẻn

Tài liệu
Người Pà thẻn

Nội dung

NGƯỜI PÀ THẺN

Hiện có 5.569 người. Địa bàn cư trú ở các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang. Thuộc nhóm ngữ hệ Mông-Dao. Họ di cư từ vùng Than Lô (Trung Quốc) sang cách đây khoảng 200-300 năm, cùng với người Dao.

Sống chủ yếu bằng nương rẫy. Cây trồng chính là lúa, ngô, rau, đậu, khoai sọ, khoai môn. Chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, gà. Nghề thủ công: dệt, đan lát, làm mộc.

Ăn cơm tẻ, ngày hai bữa chính, thích các món ăn luộc hay xào. Trang phục của phụ nữ gồm: áo, váy, khăn trong, khăn ngoài, màu sắc rất sặc sỡ. Ở nhà sàn, nhà nền đất, nhà nửa sàn nửa đất.

Gia đình một vợ một chồng bền vững, cấm những người cùng họ lấy nhau. Ma chay theo tục thổ táng. Trong quan tài có đổ gạo rang, phủ giấy bản rồi mới đóng chốt hạ huyệt.

Họ tin vào thuyết vạn vật hữu linh, ma quỷ, thần thánh có hai loại: lành và dữ. Chủ yếu thờ cúng tổ tiên trong nhà. Người Pà Thẻn có nhiều tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp như: cúng trước khi tra hạt, lễ cúng cơm mới, lễ cầu mưa. Ăn tết Nguyên đán như các dân tộc khác ở vùng Đông Bắc.

Đời sống văn nghệ phong phú như ca hát, thổi sáo và các trò chơi dân gian.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/273-26-633349670894766250/Cong-dong-cac-dan-toc-Viet-Nam/Nguoi-Pa-th...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận