Tài liệu: Tết Trung nguyên

Tài liệu
Tết Trung nguyên

Nội dung

TẾT TRUNG NGUYÊN

 

Ngày rằm tháng Bảy âm lịch ta có tổ chức tết Trung Nguyên, mà dân gian quen gọi là ngày Xá tội vong nhân hay ngày Cúng cô hồn. Giới tăng ni phật tử thì gọi là ngày lễ Vu Lan. Lễ Vu Lan bắt nguồn từ tích về đức Phật Mục Liên mà trong dân gian ta vẫn còn được lưu truyền đậm nét.

''Theo tín ngưỡng, ta thường cho ngày rằm tháng Bảy là ngày xá tội vong nhân, nghĩa là bao nhiêu tội nhân dưới âm phủ, ngày hôm đó đều được tha tội. Bởi vậy, trên dương thế mọi gia đình đều làm cỗ bàn cúng gia tiên và đồng thời có đốt vàng mã. Những gia đình có người mới mất cũng nhân dịp này mời tăng ni tới làm chay tụng kinh và đốt vàng mã''.

''Nhiều người bày lễ cúng chúng sinh ngoài sân trước thềm nhà, rìa đường phố, cúng cô hồn, ma đói, dùng lễ vật sơ sài như bánh đa, bánh bỏng, ngô bắp, khoai lang, trứng luộc... hậu hỉ có xôi chè, và thế nào cũng có một nồi cháo hoa, vàng mã cúng chúng sinh thường là những xấp giấy cắt hình áo. . . ít khi cúng vàng hồ, vàng thoi… Những nhà có người mới chết trong vòng một hai năm thường đốt mã, làm chay ngày Trung Nguyên''.

Ngày nay tục này vẫn phổ biến, thậm chí tục đốt mã còn được hiện đại hóa rất nhiều cùng với tiến trình thời gian như làm mã nhà cửa, ô tô, xe máy, ti vi v.v.. . rất tốn kém. Xét ra đó đã chắc là tốt hay chưa? Có lẽ nên làm thế nào thể hiện tốt tâm ý của mình nhớ về cội nguồn là được, chứ lãng phí vô ích thì các cụ chắc cũng chẳng bằng lòng. Thực ra lễ Thất Tịch và Trung Nguyên đã là khí tiết sang thu. Và việc đưa chúng vào lễ tiết mùa hè chỉ là tạm quy ước. Đó là thời kỳ giao điểm từ hạ qua thu để tới một lễ tiết không kém quan trọng trong năm đó là tết Trung Thu.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/277-26-633349689668047500/Le-tiet/Tet-Trung-nguyen.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận