Tài liệu: Người Lô lô

Tài liệu
Người Lô lô

Nội dung

NGƯỜI LÔ LÔ

 

Hiện có 3.307 người. Địa bàn cư trú ở các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai. Thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến (ngữ hệ Hán-Tạng).

Làm ruộng nước và nương định cư với các cây trồng chính như lúa nếp, lúa tẻ và ngô. Chăn nuôi tương đối phát triển.

Người Lô Lô ăn ngô bằng cách xay thành bột, đồ chín. Bữa ăn phải có canh. Họ thường dùng bát và thìa bằng gỗ. Phụ nữ mặc áo cổ tròn, xẻ ngực hay áo cổ vuông chui đầu. Ở nhà trệt, nhà sàn hay nhà nửa sàn nửa đất.

Có hơn 30 dòng họ khác nhau. Mỗi dòng họ thường quần tụ trong phạm vi một làng bản, thờ cúng chung một ông tổ và có một khu nghĩa địa riêng nằm trong nghĩa địa chung của công xã.

Phong tục cưới xin mang nặng tính gả bán với việc thách cưới cao (bạc trắng, rượu, thịt…). Phụ nữ khi mang thai phải kiêng kỵ nhiều trong chế độ ăn uống và sản xuất. Tang ma có nhiều lễ thức độc đáo như hóa trang, nhảy múa, đánh lộn…

Người Lô Lô thờ cúng tổ tiên, bố mẹ và những người thân đã mất. Linh hồn giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh. Một năm có nhiều lễ tết như: Nguyên đán, cơm mới, Đoan ngọ, rằm tháng bảy…

Trống đồng là một nhạc cụ truyền thống của người Lô Lô gắn liền với huyền thoại về nạn hồng thủy. Trống đồng chỉ được dùng trong đám tang, giữ nhịp cho các điệu múa cộng đồng. Vốn văn nghệ dân gian khá phong phú với những điệu múa, bài ca, truyện cổ tích, các mẫu hóa văn trên áo quần… đặc biệt là vốn dân ca.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/273-26-633349668926172500/Cong-dong-cac-dan-toc-Viet-Nam/Nguoi-Lo-lo...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận