Tài liệu: Người Khơ me

Tài liệu
Người Khơ me

Nội dung

NGƯỜI KHƠ ME

Hiện có 1.055.174 người. Địa bàn cư trú ở các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cà Mau, Bình Phước, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh. Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme (ngữ hệ Nam Á).

Cư dân làm nghề trồng lúa nước. Người Khơme còn thạo nghề đánh cá, dệt chiếu, đan lát, dệt vải, làm đường thốt nốt và làm gốm.

Họ thường ăn cơm tẻ và cơm nếp. Thức ăn hàng ngày có tôm, cá nhỏ, ếch, nhái, rau, củ. Biết chế biến nhiều loại mắm. Nam nữ mặc xà rông bằng lụa tơ tằm. Những người đứng tuổi, người già thường mặc quần áo bà ba đen. Sống trong các ngôi nhà trệt, mái lá, vách lá đơn giản. Thường sử dụng xe bò, xe lôi bánh gỗ. Đặc biệt có rất nhiều loại ghe xuồng: xuồng ba lá, ghe tam bản, tắc rán, xuồng đuôi tôm. Ghe ngo chỉ sử dụng trong dịp lễ hội ok ang bok, được coi như vật thiêng.

Gia đình nhỏ một vợ một chồng, ở riêng và là đơn vị kinh tế tự túc. Hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, có sự thỏa thuận của con cái. Giữ tục hỏa thiêu người chết.

Thờ Phật, tổ tiên và thực hành các nghi lễ nông nghiệp như cúng thần Ruộng, thần Mặt Trăng, gọi hồn lúa. Có hai lễ lớn trong năm: tết Chuôn chnam Thmây (tháng 4 dương lịch) và lễ ok ang bok (tháng 10 âm lịch).

Có chữ viết riêng. Người Khơme có cả một kho tàng phong phú về truyện cổ như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. Họ có một nền sân khấu truyền thống với các thể loại như Dù kê, Dì kê. Âm nhạc của họ vừa có nguồn gốc Ấn Độ vừa có nguồn gốc Đông Nam Á. Nghệ thuật và kiến trúc chùa tháp được coi là di sản đặc sắc nhất của văn hóa Khơme.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/273-26-633349654496172500/Cong-dong-cac-dan-toc-Viet-Nam/Nguoi-Kho-m...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận