Tài liệu: Người La chí

Tài liệu
Người La chí

Nội dung

NGƯỜI LA CHÍ

Hiện có 10.765 người. Địa bàn cư trú ở tỉnh Hà Giang. Thuộc ngôn ngữ Tày-Thái (ngữ hệ Thái-Ka Đai), cùng nhóm với tiếng La Ha, Cơ Lao, Pu Péo.

Người La Chí giỏi nghề khai khẩn và làm ruộng bậc thang, trồng lúa nước. Nương rẫy tốt nhất được dùng để trồng chàm, bông.

Có cách nấu và ghế cơm bằng hơi nước rất độc đáo. Sấy khô, làm thịt chua là cách dự trữ thực phẩm phổ biến. Da trâu được sấy khô là món ăn được ưa chuộng. Dùng đũa là thói quen của người La Chí, ngay cả khi ăn nhanh ở trên đường. Họ thích để răng đen, thanh niên thích bịt răng vàng. Đàn ông mặc áo dài, cài khuy bên nách phải, tóc dài quá vai, đội khăn cuốn hay khăn xếp. Phụ nữ mặc quần, một số ít còn mặc váy. Bộ y phục truyền thống là chiếc áo dài tứ thân xẻ giữa, yếm thêu, thắt lưng bằng vải. Nhà của mỗi gia đình là một quần thể kiến trúc gồm nhà sàn - nhà trệt - kho thóc trong một phạm vi không gian hẹp. Kết hợp giữa nhà sàn và nhà trệt. Người La Chí địu trẻ em trên lưng khi đi xa hay lúc làm việc.

Gia đình ba thế hệ hay các cặp vợ chồng cùng chung thế hệ chung sống với nhau. Người La Chí có cách đặt tên con theo nguyên tắc: họ bố - tên con - tên riêng của người được gọi. Người phụ nữ có con được gọi theo công thức: mẹ - tên con cả - tên chồng.

Thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ tết. Tổ tiên được cúng ba đời đối với nam, hai đời đối với nữ. Không được gieo giống hay cho vay mượn vào ngày chôn bố mẹ. Trong một nhà có nhiều bàn thờ cho mỗi người đàn ông.

Thần thoại, cổ tích đặc biệt phong phú giải thích các hiện tượng thiên nhiên và xã hội theo quan niệm dân gian. Ngày lễ tết, trai gái thường hát đối đáp, chơi đàn tính ba dây, đàn môi. Trống chiêng được dùng phổ biến. Tết Nguyên đán thường tổ chức chơi ném còn, đánh quay, chơi đu thăng bằng.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/273-26-633349667922578750/Cong-dong-cac-dan-toc-Viet-Nam/Nguoi-La-ch...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận