Người ta đã tới thăm sao chổi chưa?
Ngày 14 tháng 3 năm 1986, lần đầu tiên con tàu thăm dò Giotto của châu Âu đã làm rõ cảnh quan của một sao chổi. Nơi gặp gỡ là sao chổi Halley, cách Mặt trời 100 triệu kilomet. Máy quay phim của con tàu đã gặp nhân sao chơi ở cách xa chưa đến 600 km và cho thấy thiên thể này thuôn dài, không đều, có kích thước là 16 x 8,2 x 7,5 km. Nhân của Halley tỏ ra có những ngọn núi nhỏ, thung lũng và miệng núi lửa bao bọc. Sao chổi này đang hoạt động cũng đã cho thấy các chùm tia mạnh của nó. Từ đó, châu Âu và Mỹ đã lao vào cuộc chạy đua với sao chổi và gặp may. Tháng 9 năm 2001, con tàu thăm dò Deep Space One của Mỹ đã quan sát được tỉ mỉ sao chổi Borrelly. Năm 2002, con tàu Contour đã ra đi tới hai sao chổi, nhưng bị mất cả người lẫn của trong vũ trụ. Ngược lại, con tàu Stardust đã rời nước Mỹ ngày 6 tháng 2 năm 1999, hiện đang hướng tới mục tiêu của nó là sao chổi Wild 2, có thể đã phải tới nơi ngày 2 tháng 1 năm 2004. Cũng cùng ngày, con tàu thăm dò mới Deep Impact của NASA có thể đã lên đường tới sao chổi Tempel 1. Sau hết, chắc chắn rằng sự khảo sát sao chổi tham vọng nhất là của châu Âu. Tiếc rằng con tàu thăm dò Rosetta, theo kế hoạch đã phải ra đi vào tháng 1 năm 2003 trên tên lửa đẩy Ariane 5 để tới sao chổi Wirtanen, vẫn bị cắm xuống đất, sau thất bại từ tên lửa đẩy của châu Âu cho chuyến bay 517 vào tháng 12 năm 2002. Hiện nay các nhà thiên văn châu Âu đang tính toán những quỹ đạo mới, nơi gặp gỡ mời, hoặc với Wirtanen, hoặc một sao chổi khác, như Churyumov-Gerasimenko. Những sao chổi khác trong danh sách các ứng cử viên và Howell, Temple 2 và Schwassmann-Wachmann 3. Mục tiêu của các con tàu sẽ là quay xung quanh sao chổi, nghiên cứu nó, rồi đặt lên bề mặt của nó một module gọi là Roland để phân tích bề mặt và chụp ảnh cảnh quan. Nhưng người ta cho rằng chuyến đi khảo sát mang dáng dấp khoa học viễn tưởng này có thể sẽ phải chờ đến cuối thập kỷ này mới có kết quả cuối cùng.