Tài liệu: Sao chổi có tạo thuận lợi cho sự sống xuất hiện trên Trái đất không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Từ hàng nghìn năm nay con người vẫn nghĩ rằng sao chổi đem đến sự sầu não và chết chóc.
Sao chổi có tạo thuận lợi cho sự sống xuất hiện trên Trái đất không?

Nội dung

Sao chổi có tạo thuận lợi cho sự sống xuất hiện trên Trái đất không?

Từ hàng nghìn năm nay con người vẫn nghĩ rằng sao chổi đem đến sự sầu não và chết chóc. Chẳng hạn, khi sao chổi Halley đi qua vào đêm từ 18 đến 19 tháng 5 năm 1910, Trái đất đã lách qua cái đuôi dài của nó. Nhưng nhờ những kính viễn vọng hiện đại đầu tiên kèm theo máy quang phổ, các nhà thiên văn mới vừa phát hiện ra dấu vết của một loại khí rất độc là cyanogen (C2H2) ở đây. Một số người còn hùng hồn nói đến ngày tận thế, mặc dù các nhà khoa học cố động viên quần chúng rằng đuôi sao chổi là một môi trường hoàn toàn rỗng. Ngày nay, sao chổi đã thay đổi cương vị tới mức nhiều nhà khoa học phải tự hỏi, nếu không phải là cái chết thì liệu sao chổi có đem đến sự sống cho Trái đất không? Giả thuyết này được gọi là thuyệt tha sinh (panspermie), đã được bênh vực mạnh mẽ trong những năm 1950, đặc biệt bởi nhà thiên văn học Anh Fred Hoyle. Theo Hoyle, thay vì đem theo các sinh vật hoặc virus gây bệnh mới, sao chổi đã bắn phá Trái đất ngay từ lúc bắt đầu có hệ mặt trời và đã làm cho nước phong phú trên mặt đất: từ 10% đến 20% nước mà chúng ta uống có thể bắt nguồn từ sao chổi... Còn về sự sống, không ai biết nó xuất hiện ở đâu, vào khi nào và như thế nào trên Trái đất. Nhưng sao chổi và nhất là các tiểu thiên thạch rơi liên tục hàng tỷ tỷ xuống bề mặt hành tinh của chúng ta, đã để lại đây các chất hữu cơ, trong đó có axit min (amino acid). Tóm lại là tất cả các mảnh để lắp ráp, như trò chơi ghép hình.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1919-02-633464459484218750/Sao-choi/Sao-choi-co-tao-thuan-loi-cho-su...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận