Tài liệu: Sao chổi có nguy hiểm không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Có thể. Sao chổi đặt ra hai vấn đề cho các nhà thiên văn: một mặt là sự dự đoán các quỹ đạo thay đổi của chúng không chắc chắn,
Sao chổi có nguy hiểm không?

Nội dung

Sao chổi có nguy hiểm không?

Có thể. Sao chổi đặt ra hai vấn đề cho các nhà thiên văn: một mặt là sự dự đoán các quỹ đạo thay đổi của chúng không chắc chắn, và mặt khác phần lớn các sao chổi vẫn xa lạ với những nhà nghiên cứu trước khi họ phát hiện ra chúng, trong khi chúng lại ở gần Trái đất! Ví dụ gần đây nhất là trường hợp sao chổi Hyakutake; nó được phát hiện ra ngày 30 tháng 1 năm 1996 và đã đi qua cách Trái đất 15 triệu kilomet chưa đầy hai tháng sau đó, vào đêm ngày 24 tháng 3. Kỳ lạ hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng rất nhiều sao chổi cho đến nay đã thoát khỏi họ. Từ năm 1995, vệ tinh Soho của châu Âu được dự kiến nghiên cứu Mặt trời, đã trở thành công cụ khám phá lớn nhất về các sao chổi trong lịch sử: hiện nay nó đã thu được hơn 500. Các kính viễn vọng của nó, được gọi là nhật hoa ký, che giấu ngôi sao quá sáng của chúng ta và theo dõi sự tiến hóa của những sao chối lướt qua nó và đôi khi ùa vào đây. Sau hết, từ năm 1992 đến 1994, các thiên văn đã có thể theo dõi theo dòng thời gian tính bằng tháng, sự tiến hóa hóa đầy đủ của một sao chổi có tên là Shoemaker-Lévy 9, bị lệch ra khỏi quỹ đạo mặt trời do ảnh hường của hành tinh khổng lồ là Sao Mộc, rồi vỡ thành hơn hai mươi mảnh bởi tác động của các dòng triều hấp dẫn mạnh từ hành tinh này và các vệ tinh của nó. Các kính viễn vọng từ trái đất và tàu thăm dò giữa các hành tinh đã quan sát sự rơi rụng rất nhanh của 21 mảnh này xuống khí quyển của hành tinh, gây ra các vụ nổ lớn mà không ai từng tưởng tượng nổi. Mỗi một tác động có sức mạnh hàng nghìn triệu tấn, đã cuốn lên một “hình nấm nguyên tử” khổng lồ có thể thấy được trong nhiều tháng. Nếu Trái đất bị nhằm vào chứ không phải là Sao Mộc, thì có lẽ chúng ta sẽ không còn sống để mà nói về nó…




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1919-02-633464458952031250/Sao-choi/Sao-choi-co-nguy-hiem-khong.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận